TRẬN ĐẮC SIÊNG THÁNG 3/1970
Trích hồi ký của nhà văn Dương Thanh Biểu
... Đúng 5 giờ 30 phút ngày 1 tháng 4, núi rừng Đăk Siêng rùng rùng rung chuyển bởi hàng loạt pháo lớn của mặt trận , cối 120 bắn tấp cập vào cứ điểm giặc. Tiếp nối dàn đại pháo là lưới hỏa lực nhiều tầng của ĐKZ, cối 82, súng 12,7 ly của trung đoàn, tiểu đoàn bắn dồn dập vào cứ điểm…oàng oàng… đua nhau trút bão lửa xuống đồn Đăk Siêng. Bộc phá mở cửa hàng rào cứ điểm của đại đội 1 vang lên. C1 bắt đầu mở cửa. Tất cả ầm rung mặt đất.
Cứ điểm Đăk Siêng chìm trong khói lửa, bụi đất bay loạn xạ. Bị đánh bất ngờ, địch hốt hoảng gọi pháo lớn chi viện. Ngay từ những phút đầu, đạn cối của ta bắn vào khu trung tâm của căn cứ địch và đã bắn trúng những mục tiêu quan trọng của địch, chúng không kịp trở tay. Bộ đội ta vừa đánh vừa phá rào vây lấn, xiết chặt vòng vây. Bị quân ta vây lấn, địch rơi vào tình thế nguy kịch và bị bất ngờ nên lúng túng. Sau đó khoảng 15 phút, pháo giặc từ cứ điểm Plây Cần, Đăk Mót tới tấp bắn thẳng vào xung quanh hàng rào. Nhiều, rất nhiều quả đạn pháo của địch rơi vào gần trận địa chúng tôi.
Trời sáng dần. Cửa mở của đại đội 1 và trận địa đại liên cũng lộ dần. Phát hiện ra cửa mở, bọn địch trong cứ điểm dùng ĐKZ, cối, súng phóng lựu, súng máy bắn xối xả vào đó. Bầu trời giật những tia chớp sáng lóe xé rách nền khói đen hung hãn. Những quả đồi cũng mờ mịt sau làn khói đen nhưng cách xác định phương hướng là chúng tôi không thể chệch được. Tôi lấy thước ngắm đại liên, bắn vào các lỗ châu mai của địch. Bắn được hai loạt thì giao cho anh Hoàng Ngọc Loan tiếp tục bắn uy hiếp. Trong khói đạn, thấp thoáng bóng Hà Văn Nhật chạy đến hầm tôi. Trên nét mặt anh lộ rõ nét lo lắng. Anh nhảy xuống công sự đại liên, nhìn tôi, nói:
- Đại đội một đã phá được sáu hàng rào như đã thể hiện trên sa bàn. Khi xung phong, vượt qua cửa mở đánh chiếm lô cốt đầu cầu thì phát hiện một số hàng rào chưa phá hết. Vẫn còn một hào chông, ba hàng rào vướng chân, do đó mũi tấn công đi đầu của đại đội còn cách lô cốt địch khoảng 20 mét nữa, phải nằm xuống tránh đạn. Đề nghị khẩu đại liên bắn kiềm chế lô cốt. Tôi đưa tay về phía lô cốt đầu cầu bị phá hỏng một nửa, nói:
- Lô cốt đầu cầu trước cửa mở C1 đã bị khống chế. Địch bắn vào C1 là trong trung tâm và máy bay. Khẩu đại liên tiếp tục bắn khống chế cho C1.
Trong khi đó địch đang bắn phá dữ dội vào cửa mở, khói bụi mịt mù, anh em đại đội 1 cũng bị thương vong nhiều. Đại đội 1 tiến thoái lưỡng nan, vì thế anh đề nghị đại liên bắn thật mạnh vào những lỗ châu mai để khống chế hỏa lực giặc. Tôi bàn với anh Nhật:
- Trước mắt, cho bộ đội đào hầm trú ẩn tại chỗ, sau đó tiếp tục vây lấn. Nếu không có công sự còn thương vong nữa. Anh đồng tình với cách xử lý tình huống của tôi và lại băng khói lửa về với đại đội mình. Những lúc khó khăn như vậy, chúng tôi không có một đường dây nào liên lạc nhanh chóng khẩn cấp, anh em phải băng qua đạn, qua bom để triển khai mọi kế hoạch chiến đấu kịp thời. Cũng không còn cách nào khác, dù nguy hiểm nhưng vẫn phải băng qua làn đạn để về chỉ huy đơn vị. Trời càng sáng, cửa mở đại đội 1 càng lộ rõ. Súng ĐKZ và súng máy của địch trong đồn bắn ra của mở dữ dội. Lúc này, pháo của cấp trên bắn kiềm chế vào quân địch rất yếu ớt. Anh em bộ binh đại đội 1 mắc kẹt tại cửa mở.Tình thế lúc này rất gay go.
Tôi ra lệnh cho xạ thủ Loan bắn mạnh vào lô cốt đầu cầu, nơi mà khẩu đại liên của địch đang bắn xối xả vào cửa mở. Đại liên của ta và đại liên của địch đối lửa ác liệt. Có thể nói hai bên đã nhè vào nhau và bắn không tiếc đạn. Lúc ta bắn thì nó im, khi ta dừng thì nó lên tiếng. Lúc như bắn nhử, lúc lại như thăm dò. Chúng tôi bắn chừng được hai mươi phút, gần hết một hòm đạn thì nòng súng rực đỏ lên, phải đổ nước vào để làm mát, sau đó phải thay nòng súng phụ tiếp tục chiến đấu. Bàn tay của anh em chúng tôi cầm súng, cầm đại liên, đạn lắp vào rồi lại bắn liên tiếp.
Vài tiếng đồng hồ sau đó thì máy bay trinh sát V010, C130 và từng đàn trực thăng vũ trang phành phạch bay đến từ hướng Kon Tum trông như đàn quạ đen. Từ khi vào chiến trường đến nay, tôi chưa bao giờ thấy trực thăng nhiều đến thế. Những cánh quạt quay phành phạch trên bầu trời, không dấu đi nổi tiếng kêu. Cả vùng trời đen đặc trực thăng, chúng túa ra như ruồi bay. Chúng bay lượn một vòng quan sát rồi thi nhau bắn róc két, đạn cối vào trận địa. Khẩu đại liên của chúng tôi thi nhau chĩa lên trời nhằm vào lũ trực thăng nhả đạn.
Tiếp nối đợt bắn phá của lũ trực thăng là màn oanh tạc của phản lực. Bom sát thương, bom napan tới tấp rơi xuống. Khói lửa cuồn cuộn ngút trời. Một quả đạn rốc-két nổ cạnh công sự đại liên của chúng tôi làm đồng chí Nguyễn Văn Thu hy sinh và đồng chí Trần Xuân Hồng bị thương. Máu chảy ra ướt cả vai áo. Chúng tôi băng bó cho đồng chí Hồng rồi lại tiếp tục bắn máy bay và lô cốt địch. Không ai tỏ ra hoảng sợ, nao núng khi cái chết gần kề trong gang tấc. Từ sáng đến tối, dưới mưa bom bão đạn, khẩu đại liên gan góc bám trụ trận địa đánh trả lại kẻ thù. Cái mệt thấm vào từng người nhưng không ai nản lòng, địch vẫn còn đánh phá thì khẩu đại liên tiếp tục chiến đấu. Đã quá bữa, phải vội vàng ăn để tiếp tục chiến đấu. Ai cũng kiên cường vừa dùng súng vừa đánh bộ binh kết hợp, đánh ngăn chặn sự chi viện, bắn rơi những chiếc trực thăng hùng hổ.
Đêm dần buông. Liên lạc tiểu đoàn chạy xuống thông báo cho chúng tôi biết: Trong ngày đầu tiên của chiến dịch vây lấn, chúng ta đã diệt được 25 tên địch, 5 lô cốt, phá nát trận địa pháo và 7 nhà lính. Quân ta thu được chiến công lớn nhưng phải rất khó khăn, đặc biệt là sự hy sinh của các chiến sĩ thì không thể kể hết được, đại đội 1 bị thương vong khá nhiều. Tối đó chúng tôi khẩn trương vận chuyển thương binh, liệt sĩ ra tuyến sau và tiếp tục củng cố trận địa cho những cuộc đọ sức sắp tới.
Tôi nhìn anh em mình. Tổ đại liên chỉ còn lại có năm người, mặt mũi ai cũng hốc hác , đen xạm , dường như phải thức suốt cả ngày lẫn đêm, không có lúc nào được nghỉ ngơi, có nằm xuống cũng thấy chẳng an lòng, lại nhấp nhổm bò dậy. Tôi bảo mọi người thay nhau ngủ để lấy sức, dù chỉ là ngắn ngủi. Bữa ăn đã thiếu thốn nhưng sức khỏe vô cùng quan trọng. Xong đâu đấy, tôi nhanh chân chạy qua đại đội 1 gặp anh Nhật để bàn chuyện hợp đồng chiến đấu ngày mai. Thời gian rất cần kíp, mọi cái đều diễn biến với nhiều tình thế không thể định trước được. Số anh em của đại đội 1 đang hì hục sửa chữa hầm hố công sự bị sạt lở và chờ lệnh của tiểu đoàn. Tôi vừa đến bên anh Nhật thì một loạt đạn cuả máy bay C130 bắn suýt đúng người. Anh Nhật vẫn nói khó khăn của C1 là chưa vượt được hào chông. Trong lúc đó anh em thương vong quá nhiều. Tôi bàn với anh Nhật:
- Trong lúc chờ chủ trương cấp trên bây giờ phải cho anh em tranh thủ đào công sự để vây lấn. Đánh theo phương án 1 là không ổn rồi. Cả đại đội chỉ còn 12 tay súng thì rất khó khăn. Anh nên báo cáo tiểu đoàn chi viện thêm. Bàn bạc với anh Nhật xong tôi về lại ngay hầm đại liên để củng cố công sự.
Đứng gác trong đêm khét mùi bom đạn, tôi nghĩ lại cuộc chiến đấu vừa xảy ra hôm nay. Có điều gì đó chưa ổn. Công tác chuẩn bị cho chiến dịch còn nhiều lỗ hổng. Những gì xảy ra trong trận đánh khác xa với những gì tác chiến trên sa bàn. Bên sa bàn hôm đó, tôi từng đưa ra thắc mắc : giữa đất trống đồi trọc như thế này thì chúng ta ngụy trang công sự bằng gì?. Đồng chí tác chiến trả lời: “trong chiến dịch này, mặt trận và trung đoàn sẽ điều động một lực lượng lớn pháo cao xạ để bắn máy bay địch không cho chúng tự do oanh tạc vào trận địa chúng ta, các đồng chí đừng lo lắng, cứ vây lấn đánh bộ binh cho tốt”. Nhưng qua một ngày chịu bom đạn tơi bời, chúng tôi chẳng hề thấy pháo cao xạ đâu cả. Mặt khác, lúc đánh sa bàn thì cấp trên nói hướng đại đội 1 tấn công chỉ có sáu hàng rào thôi nhưng thực tế thì còn có hào chông và mấy hàng rào vướng chân nữa. Sự thiếu chính xác này đã làm cho trận đánh trục trặc, bộ đội ta không thể ngồi im, tiến công thì bị thương vong nhiều, bộ đội ta bị hy sinh không đáng có. Trong chiến trận, người chỉ huy nắm được địch càng chính xác bao nhiêu, càng đề ra được nhiều phương án tác chiến hay thì càng tiết kiệm xương máu bộ đội . Tôi nghĩ vậy nhưng chẳng ai dám nói điều ấy ra, vì sợ tác động không tốt tới tinh thần chiến đấu của anh em.
Ngày hôm sau, địch bắn phá dữ dội, ác liệt hơn. B52 rải thảm xung quanh trận địa. Từng vệt hố bom xám xịt vây lấn nơi đứng chân của chúng tôi. Phụ họa với pháo đài bay của Mỹ là lũ thần sấm, con ma, trực thăng tới tấp ném bom, bắn rốc két vào trận địa chúng tôi. Bom đạn dày đặc như thế nhưng chẳng hiểu sao chúng tôi vẫn bám trụ được. Có lúc tôi tưởng rằng, qua mỗi trận chiến sẽ chẳng còn ai sống sót, ấy vậy mà hoàn toàn khác. Quân giặc bị thiệt mạng rất nhiều. Trong trận chiến chẳng ai nghĩ đến sức mạnh kì diệu ấy nhưng ai cũng chiến đấu hết mình. Trách nhiệm và danh dự của người chiến sĩ đã làm cho chúng tôi trở nên gan góc, bất chấp hiểm nguy. Có thể nói, chúng tôi đã ra trận với niềm tin vào lý tưởng chủ nghĩa xã hội cao đẹp và ý thức rõ rệt về sự chính nghĩa của cuộc chiến đấu giải phóng Tổ quốc của nhân dân ta. Chúng tôi chiến đấu cho ngày mai của dân tộc, một ngày mai không còn bóng quân xâm lược trên đất nước ta và Tổ quốc Việt Nam được xây dựng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong ước của Bác Hồ và hàng triệu, hàng triệu người dân yêu nước. Trong những năm tháng ác liệt, những điều ấy thấm vào máu xương chúng tôi, nó trở thành nếp nghĩ, việc làm hàng ngày của người lính cách mạng. Chính vì thế mà không ít chiến sĩ đã tự nguyện xả thân vì nghĩa lớn, cái chết nhẹ nhàng mà cao cả, không thể lấy gì bù đắp được. Chỉ có một mục đích là bảo vệ Tổ quốc và giành độc lập. Ai cũng có thể nghĩ đến cái chết nhưng không ai vì thế mà nản lòng. Thậm chí họ còn thấy hy sinh là hạnh phúc lớn lao.
Sân bay Đăk Siêng đã bị ta phong tỏa. Khoảng 11 giờ trưa, trên bầu trời Đăk Siêng xuất hiện mấy chiếc C130 thả hàng tiếp viện cho cứ điểm. Khi thấy những chiếc C130 xuất hiện súng phòng không của mặt trận nổ giòn giã làm cho nó không dám bay thấp, buộc phải bay tít trên cao thả dù xuống. Nhiều kiện hàng rơi ra ngoài cứ điểm địch. Có kiện rơi vào gần trận địa ta. Trong cái rủi đã có cái may. Mấy ngày vây lấn Đăk Siêng, ban ngày đường liên lạc của ta bị cắt đứt, cơm nước không đưa lên trận địa được. May có thằng C130 tặng cho mấy kiện đồ ăn, lại là đồ hộp hảo hạng nên anh em tiểu đội cũng đủ chia nhau dùng, thậm chí là tươm tất nữa, có bia lon, giò hộp, xúc xích…
Chiến dịch vây lấn đã bước sang ngày thứ ba, thứ tư. Khẩu đại liên của chúng tôi vẫn bám trụ lấy trận địa. Địch đã phát hiện ra và thấy rõ sự lợi hại của khẩu súng này nên quyết tâm dùng bộ binh đánh thốc vào công sự chúng tôi. Ý định của giặc là dập tắt hỏa lực mạnh của ta đồng thời cắt đứt liên lạc giữa tiểu đoàn và đại đội 1. Trận đánh ngày càng ác liệt, tôi và anh Loan đã bị thương cùng với vài đồng chí khác nữa , quân số còn lại ít nhưng không ai chịu rút về tuyến sau. Anh em bảo nhau cố sức chịu đựng. Có những lúc thấy lực lượng của ta thương vong nhiều mà chẳng thể bổ sung thêm được người lúc này.
Tối mùng 3, anh em vận tải khiêng thương binh của đại đội 1 về tuyến sau đi qua trận địa đại liên. Tôi hỏi thăm thì biết được Đức cũng nằm trong số thương binh ấy. Người bạn đồng hương của tôi bị thương khá nặng, máu ra nhiều ở chân, tôi hỏi Đức trả lời yếu ớt lắm, bị mất máu nhiều nên người Đức cứ đuội dần đi. Đức dũng cảm lắm, có lẽ nằm đây nhưng Đức vẫn nhớ những gì hai đứa nói với nhau hôm trước. Tôi vẫn còn may mắn hơn nhiều người, vết thương không quá nặng, vẫn còn đủ sức chiến đấu.
Sáng mồng 4, những loạt pháo bầy từ Plây Cần đã nã tới tấp xuống trận địa của chúng tôi. Pháo bắn chưa dứt thì máy bay đã lao đến ném bom napan. Sau những tiếng bục nhỏ là từng quầng lửa bùng lên cuồn cuộn. Cái nóng hừng hực phả ra từ quả cầu lửa của bom Napan táp vào người bỏng rát. Chúng tôi chống chọi với bom napan, nói sao cho hết được sự vất vả cực nhọc của anh em lúc ấy. Tôi lo nhất là bom Napan trùm lên trận địa như ở Chư- Đô năm nào . Nên đã cho anh em chuẩn bị phòng cháy cẩn thận. Đợt ném bom Napan này trong khẩu đội có hai đồng chí nữa bị thương. Khoảng 8 giờ, trong khói lửa mịt mùng, tôi phát hiện ra nhiều lính địch (ước khoảng 1 tiểu đoàn) đang từ hướng sân bay tràn lên. Toàn lính Ngụy. Bọn chúng tưởng Việt Cộng đã bị thiêu rụi gần hết rồi hay sao mà thấy chúng hung hăng thế. Có đứa dùng loa điện gọi “hàng thì sống, chống thì chết”. Chúng đi một cách nghênh ngang, nhìn mà nóng mắt. Tôi bảo anh em, chúng ta cứ im lặng, chuẩn bị pháo và lựu đạn sẵn sàng sống chết với tụi chúng, không thể để chúng ngang nhiên và hung hăng như thế kia được, phải cho chúng một quả bất ngờ , cho chết cả loạt. Thú thực, khi nhìn thấy đội quân Ngụy lúc đó, tôi sôi máu hừng hực, vừa mừng vì phát hiện ra bọn chúng nhưng phải thật bình tĩnh, không được nôn nóng cùng đồng đội chuẩn bị kỹ càng, tập trung vào mục tiêu. Dù sao đây cũng là thời cơ để ta đánh địch được nhiều và ta đang ở thế chủ động tiến công.
Anh em vừa chuẩn bị, vừa hồi hộp lo lắng. Chúng tôi bàn bạc gấp gáp, khẩn cấp, cùng ngắm địa hình để tìm cách đánh chúng hiệu quả nhất. Trận địa đại liên ở trên sườn dốc, địch từ dưới thung lũng đi lên nên lợi thế về địa hình thuộc về chúng tôi. Chúng không biết rằng chúng đang bị chúng tôi theo dõi, dò theo từng bước tiến của chúng. Lần đầu tiên, chúng tôi được đánh địch trong một tư thế chủ động và sẵn sàng đến thế. Khi địch cách trận địa chừng 30 mét, tôi hô anh em ném lựu đạn vào đội hình chúng. Mấy thằng bị dính đạn bất ngờ nên ngã xuống, kêu la oai oái. Sau phút lộn xộn bởi sự tấn công bất ngờ của chúng tôi, địch xốc lại đội hình, tập trung hỏa lực bắn xối xả vào trận địa đại liên. Bọn lính vừa lò dò tiến lên, vừa bắn không tiếc đạn, vừa to miệng hò hét chúng tôi đầu hàng. Tôi nói với anh Loan: cứ bình tĩnh, chờ chúng lên thật gần mới nổ súng, lúc đó vừa tiêu diệt được nhiều, lại vừa làm cho địch chủ quan. Tôi vừa nói vừa theo dõi bước chân địch, chúng cách chúng tôi 20 mét rồi 15 mét, khoảng cách ngắn dần. Khi thấy rõ mặt mũi của bọn chúng tôi mới hạ lệnh bắn. Khẩu đại liên Cô-ni-cốp rung lên xả đạn ràn rạt vào giữa đội hình địch, nhiều thằng giặc ngã ngục ngay từ loạt đầu. Số còn lại không dám hung hãn nữa, hoặc nằm mẹp xuống đất hoặc núp sau những kiện hàng máy bay C130 thả lạc sang trận địa ta. Tôi bảo anh em ném lựu đạn vào những kiện hàng đó. Trong tiếng nổ chát chúa của lựu đạn là tiếng kêu thét của bọn lính Ngụy .
Gần trưa, xem chừng tấn công bằng bộ binh không ăn nhằm gì, địch quay lại trò cũ. Chúng kêu gọi sự tiếp sức của những cánh quân bằng đường không. Máy bay trực thăng, máy bay phản lực thay nhau bắn phá trận địa chúng tôi. Khẩu đại liên thêm hai đồng chí hy sinh do rốc két bắn trúng hầm. Chỉ còn lại ba người là tôi, anh Loan, anh Hồng nhưng ai cũng bị thương. Tôi bảo hai anh kiểm tra súng đạn, thủ pháo, lựu đạn, thấy còn đủ để chiến đấu đến chiều nên cũng yên tâm. Số lượng người chỉ còn lại mấy anh em nên ai cũng bảo nhau tập trung sức lực để chiến đấu tới cùng. Anh Hồng và anh Loan rắn rỏi, mưu trí và dũng cảm lắm. Lúc này, chúng tôi đều biết tựa vào nhau mà chiến đấu, vết thương ai nấy đều không màng nghĩ tới, chỉ cần băng bó tạm là chiến đấu được.
Suốt từ trưa cho đến chiều máy bay giặc quần đảo liên hồi, chẳng để chúng tôi yên chút nào. Mặt trời chênh chếch bóng, tôi cảm thấy người rã rời. Từ tờ mờ sáng đến giờ, bận quần nhau với địch chưa kịp ăn uống gì. Tôi lấy cơm nắm ra, vừa cắn một miếng, chưa kịp nuốt thì bỗng nghe tiếng chân địch di chuyển. Lần này có vẻ như đông hơn và chúng bước rất nhanh. Hóa ra, chúng cho máy bay lượn nhằm lừa thăm dò chúng tôi trước để cho bộ binh chúng di chuyển. Mà cũng có thể, địch đoán chúng tôi đã chết hết nên vội vàng lên chiếm lĩnh trận địa chăng? Tôi nói với anh Loan: cứ bình tĩnh, chờ hắn vào gần hơn lúc nãy mới bắn. Lần này thì chúng tôi lâm vào tình thế nguy hiểm hơn. Chúng tôi chỉ có ba anh em. Bởi vậy, phải chờ cho chúng đến thật gần mới bắn. Anh Loan im lặng gật đầu. Hai tên lính đi đầu chỉ cách công sự khoảng 8 mét, tôi mới xiết cò súng AK. Một thằng gục xuống ngay tại chỗ, thằng khác theo cái đà đang chạy lao tới gần cửa hầm của chúng tôi mới ngã xuống. Cùng lúc đó, khẩu đại liên do xạ thủ Loan điều khiển quét băm bổ vào giữa đội hình địch. Nhiều tên gục xuống. Xác chồng lên nhau. Địch bật về phía sau nhưng chúng cũng không còn tỏ ra nao núng, lại tiếp tục tổ chức thêm nhiều đợt tấn công mới. Nhìn những xác địch nằm xuống ngổn ngang.
Bắn được khoảng 20 phút thì nòng đại liên rực đỏ lên. Tôi dùng súng AK để bắn kiềm chế địch để cho anh Loan tranh thủ đổ nước vào nòng súng. Phải làm cho nòng súng nguội đi, đạn mới lao đến mục tiêu được. Tôi đang hăng máu xiết cò thì một ánh chớp bùng lóa, kèm theo tiếng nổ chát chúa vang lên ngay miệng hầm. Đất đá bay rào rào, khói bụi mù mịt. Tay tôi đang đặt vào cò súng mà lạ thay súng không bắn được. Nhìn sang anh Loan cũng bị thương vào đầu, máu chảy tràn xuống mặt. Tôi lao đến băng bó cho anh Loan thì chính anh lại phát hiện ra tôi bị thương ở tay. Chúng tôi quên đi cả cái đau, vội vàng băng bó cho nhau rồi trở về vị trí chiến đấu. Quả đạn cối của địch nổ ngay ở miệng hầm đã làm cho hai chúng tôi bị thương, càng súng đại liên bị hỏng. Súng AK của tôi cũng bị mảnh cối làm hỏng cò. Anh Hồng bị thương vào mắt không thể chiến đấu được nữa. Tôi và anh Loan để anh Hồng chui vào hầm. Tôi nói với Loan:
- Mấy hôm nay khi tấn công, địch đều kêu gọi bộ đội ta đầu hàng, rất có khả năng chúng muốn bắt sống chúng ta. Bây giờ địch còn đông mà lực lượng khẩu đội không còn nhiều, súng thì đã hỏng, đạn còn ít . Vì thế ta phải chuẩn bị phương án cuối cùng là để dành một quả lựu đạn, thà chết chứ không để địch bắt sống. Loan nhìn tôi gật đầu:
- Vẵn đang còn 5 quả mà! Tôi gật đầu đồng tình.
. Mục tiêu là làm sao diệt được nhiều địch và bảo vệ được công sự, không cho chúng đánh chiếm. Đã từng chiến đấu nhiều trận với anh Hoàng Ngọc Loan, tôi tin lời anh nói. Với anh Loan, phẩm chất hàng đầu của người lính cách mạng là lòng dũng cảm. Thà chết chứ nhất định không đầu hàng, không thoái thác nhiệm vụ, không được rời trận địa khi chưa có lệnh của chỉ huy. Những lúc lâm nguy như thế này, có những người lính gan góc như anh Hoàng Ngọc Loan bên cạnh, tôi cũng vững lòng hơn. Dù tôi là chỉ huy nhưng sự bình tĩnh của anh Loan đã củng cố lòng tin của tôi rất nhiều. Tôi tin và hành động của chúng tôi là đúng, sự đổ máu của chúng tôi không hề hoang phí một chút nào.
Trước mặt tôi bây giờ là kẻ thù. Chúng vẫn đang hò hét thúc nhau tiến vào trận địa. Khẩu đại liên bây giờ đã hỏng càng, chỉ có ba người lính nhưng đã bị thương và mấy khẩu súng bộ binh cũng đã hỏng, cùng với cơ số đạn tối thiểu. Chúng đang nuôi hy vọng là sẽ bắt sống được mấy chiến binh Việt cộng. Nhưng chúng đã nhầm. Chúng tôi vẫn vững lòng chờ bọn chúng vào thật gần mới nổ súng. Tôi bàn với Anh Loan là khẩu đại liên hỏng càng thì tìm cách giá súng lên bờ công sự để bắn. Tôi và Loan hỳ hục lợi dụng bờ công sự để giá khẩu đại liên. Tôi ngắm thử, gật đầu bảo Loan:
- Tốt. Đường ngắm không có vật cản. Kìa, bọn chúng đang lên đông lắm. Bây giờ anh nâng hòm đạn để tôi bắn nhé. Qua đường ngắm, tôi nhìn rõ bọn địch đội mũ sắt, hai tay lăm lăm khẩu AR15. chúng đang đi lom khom. Tôi bảo anh Loan, một tay nâng hòm đạn, tay kia giữ thăng bằng mặt súng. Tôi lấy đường ngắm chính xác. Tên địch đi đầu quá gần. Loan giục tôi bắn. Tôi từ từ chỉnh đầu ruồi súng đúng tên đí đầu, ấn cò! Khẩu đại liên rung lên khùng khục nhả đạn. Vỏ đạn văng khắp hầm. Có vỏ văng cả lên đầu, mặt Loan. Mặc. Tôi vẫn bóp cò. Bọn địch vừa chạy vừa bị đạn đại liên bắn đúng đội hình ngã chồng lên nhau như cây chuối đổ rạp trong cơn bão. Những đứa sống sót bật lui, co cụm lại sau những kiện hàng tiếp vận. Tôi trao khẩu đại liên cho Loan và ném lựu đạn. Tôi dùng sức mạnh còn lại ném lựu đạn vào những chỗ địch có cụm. Lựu đạn nổ, bọn Ngụy rú lên, hốt hoảng tản ra thì lại dính đòn đại liên của anh Loan quét tới. Cuộc chiến đấu giữa hai chúng tôi và kẻ địch giằng co nhau mãi đến 5 giờ chiều mới tạm ngừng. Địch rút quân về hướng sân bay để lại nhiều xác chết nằm la liệt trên vùng đồi lở lói vết đạn bom. Tôi và anh Loan quá thấm mệt.
Tôi ngồi dựa vào thành công sự, tay rỉ máu đỏ cả băng. Bây giờ mới thấy đau. Mấy hôm nay chẳng chợp mắt được tí nào, giờ đây tuy đau nhưng cơn buồn ngủ lại ập đến, hai mi mắt nặng trĩu chỉ muốn sập xuống. Mặt trời đã dẫn khuất sau dãy núi trước mặt. Đất trời lặng yên như không gian sau bão. Tôi muốn chợp mắt mà không dám vì sợ địch lợi dụng đêm tối lén đột kích vào trận địa. Tôi cảm thấy mệt quá, có cảm giác chỉ cần tựa lưng vào vách hầm là có thể thiếp đi được. Sao bây giờ buồn ngủ vậy. Tôi và Loan nhắc nhau chớ có ngủ lúc này. Phải đề phòng chúng tập kích đêm. Loan thấy vết thương của tôi chảy máu nhiều nên băng lại cho tôi. Đúng lúc nầy, anh Trần Mộng Dung, trợ lý chính sách tiểu đoàn cùng với liên lạc và đội vận tải có mặt ở trận địa. Nhìn các anh chúng tôi vui mừng khôn tả. Anh Dung là người cùng học, cùng đi bộ đội với tôi. Anh truyền đạt mệnh lệnh của tiểu đoàn là khẩu đội đại liên khẩn trương rút về phía sau, súng đạn bàn giao lại cho các đồng chí vận tải. Dung xem vết thương của tôi, vỗ vai tôi nói:
- Mấy hôm nay không bắt được liên lạc với khẩu đội đại liên nên tiểu đoàn lo lắng lắm. Anh chuyển lời thăm hỏi, biểu dương của thủ trưởng Tiểu đoàn đến với chúng tôi. Nhìn Dung, tôi mừng lắm, tay tôi nắm chặt tay Dung:
- Cảm ơn tiểu đoàn. Cảm ơn Dung. Thế là gặp nhau rồi. Tôi nhìn sang Loan: Bọn mình tưởng bị bắt rồi cơ. Thế là hạnh phúc rôi. Dung cười và vỗ vai Loan:
- Ba ông chưa mất gáo, thế là tốt lắm rồi. Nói đến đây, Dung chớp chớp mắt:
- Anh Nhật hy sinh rồi. Thương anh ấy quá. Nghe đến đây tim tôi đau nhói. Thế là lại mất đi người anh, người đồng chí chiến đấu anh dũng. Tôi nhìn về phía đơn vị anh Nhât, bùi ngùi:
Anh Nhật ơi, cách đây vài hôm tôi và anh còn đang bàn bạc với nhau về việc phối hợp chiến đấu trước quân thù ở hàng rào cứ điểm Đăk Siêng. Khi C1 của anh gặp nhiều khó khăn trong tấn công, hai anh em ta còn tìm đến nhau bàn cách tháo gỡ. Giữa một vùng bom đạn ngút trời, tình cảm đồng chí mới sâu sắc và cụ thể làm sao. Chúng ta đã chia lửa cho nhau, không mảy may tính toán. Thế mà giờ đây anh đã nằm sâu ba tấc đất nơi núi rừng Tây Nguyên. Một nấm mồ đắp tạm giữa ngàn xanh. Đất bazan đỏ au như máu, bốn bề gió thổi hoang vu. Thương lắm các anh, những đồng đội thân thiết của chúng tôi. Nhưng chiến tranh biết làm sao được. May mắn cho chúng tôi còn được sống đến ngày hôm nay nhưng cũng thương tích đầy mình và ngày mai sẽ ra sao thì chúng tôi không ai đoán được.
Tôi, Loan và Hồng theo Dung hành quân về tiểu đoàn. Xa xa, tiếng pháo cầm canh từ Tân Cảnh bắn lên xung quanh Đăk Siêng nổ đì đòm. Trận đánh vây lấn Đăk Siêng là trận đánh vô cùng ác liệt.Quân địch đã tập trung lực lượng lớn để phản kích hòng chiếm lại trận địa của ta nhưng với tinh thần chiến đấu ngoan cường, các chiến sĩ tiểu đoàn 1 và các đơn vị khác đã đánh bại các mũi tiến công của địch.
Ngay sau chiến dịch Đắk Siêng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Quân ủy Trung ương gửi điện khen ngợi cán bộ chiến sĩ Mặt trận Tây Nguyên: “Đặc biệt, mặt trận Đắk Siêng đã tiêu điệt một sinh lực quan trong của địch…phối hợp và hỗ trợ tốt cho phong trào quần chúng nổi dậy phá kìm kẹp, giành quyền làm chủ nhiều nơi”.
Cứ điểm Đăk Siêng chìm trong khói lửa, bụi đất bay loạn xạ. Bị đánh bất ngờ, địch hốt hoảng gọi pháo lớn chi viện. Ngay từ những phút đầu, đạn cối của ta bắn vào khu trung tâm của căn cứ địch và đã bắn trúng những mục tiêu quan trọng của địch, chúng không kịp trở tay. Bộ đội ta vừa đánh vừa phá rào vây lấn, xiết chặt vòng vây. Bị quân ta vây lấn, địch rơi vào tình thế nguy kịch và bị bất ngờ nên lúng túng. Sau đó khoảng 15 phút, pháo giặc từ cứ điểm Plây Cần, Đăk Mót tới tấp bắn thẳng vào xung quanh hàng rào. Nhiều, rất nhiều quả đạn pháo của địch rơi vào gần trận địa chúng tôi.
Trời sáng dần. Cửa mở của đại đội 1 và trận địa đại liên cũng lộ dần. Phát hiện ra cửa mở, bọn địch trong cứ điểm dùng ĐKZ, cối, súng phóng lựu, súng máy bắn xối xả vào đó. Bầu trời giật những tia chớp sáng lóe xé rách nền khói đen hung hãn. Những quả đồi cũng mờ mịt sau làn khói đen nhưng cách xác định phương hướng là chúng tôi không thể chệch được. Tôi lấy thước ngắm đại liên, bắn vào các lỗ châu mai của địch. Bắn được hai loạt thì giao cho anh Hoàng Ngọc Loan tiếp tục bắn uy hiếp. Trong khói đạn, thấp thoáng bóng Hà Văn Nhật chạy đến hầm tôi. Trên nét mặt anh lộ rõ nét lo lắng. Anh nhảy xuống công sự đại liên, nhìn tôi, nói:
- Đại đội một đã phá được sáu hàng rào như đã thể hiện trên sa bàn. Khi xung phong, vượt qua cửa mở đánh chiếm lô cốt đầu cầu thì phát hiện một số hàng rào chưa phá hết. Vẫn còn một hào chông, ba hàng rào vướng chân, do đó mũi tấn công đi đầu của đại đội còn cách lô cốt địch khoảng 20 mét nữa, phải nằm xuống tránh đạn. Đề nghị khẩu đại liên bắn kiềm chế lô cốt. Tôi đưa tay về phía lô cốt đầu cầu bị phá hỏng một nửa, nói:
- Lô cốt đầu cầu trước cửa mở C1 đã bị khống chế. Địch bắn vào C1 là trong trung tâm và máy bay. Khẩu đại liên tiếp tục bắn khống chế cho C1.
Trong khi đó địch đang bắn phá dữ dội vào cửa mở, khói bụi mịt mù, anh em đại đội 1 cũng bị thương vong nhiều. Đại đội 1 tiến thoái lưỡng nan, vì thế anh đề nghị đại liên bắn thật mạnh vào những lỗ châu mai để khống chế hỏa lực giặc. Tôi bàn với anh Nhật:
- Trước mắt, cho bộ đội đào hầm trú ẩn tại chỗ, sau đó tiếp tục vây lấn. Nếu không có công sự còn thương vong nữa. Anh đồng tình với cách xử lý tình huống của tôi và lại băng khói lửa về với đại đội mình. Những lúc khó khăn như vậy, chúng tôi không có một đường dây nào liên lạc nhanh chóng khẩn cấp, anh em phải băng qua đạn, qua bom để triển khai mọi kế hoạch chiến đấu kịp thời. Cũng không còn cách nào khác, dù nguy hiểm nhưng vẫn phải băng qua làn đạn để về chỉ huy đơn vị. Trời càng sáng, cửa mở đại đội 1 càng lộ rõ. Súng ĐKZ và súng máy của địch trong đồn bắn ra của mở dữ dội. Lúc này, pháo của cấp trên bắn kiềm chế vào quân địch rất yếu ớt. Anh em bộ binh đại đội 1 mắc kẹt tại cửa mở.Tình thế lúc này rất gay go.
Tôi ra lệnh cho xạ thủ Loan bắn mạnh vào lô cốt đầu cầu, nơi mà khẩu đại liên của địch đang bắn xối xả vào cửa mở. Đại liên của ta và đại liên của địch đối lửa ác liệt. Có thể nói hai bên đã nhè vào nhau và bắn không tiếc đạn. Lúc ta bắn thì nó im, khi ta dừng thì nó lên tiếng. Lúc như bắn nhử, lúc lại như thăm dò. Chúng tôi bắn chừng được hai mươi phút, gần hết một hòm đạn thì nòng súng rực đỏ lên, phải đổ nước vào để làm mát, sau đó phải thay nòng súng phụ tiếp tục chiến đấu. Bàn tay của anh em chúng tôi cầm súng, cầm đại liên, đạn lắp vào rồi lại bắn liên tiếp.
Vài tiếng đồng hồ sau đó thì máy bay trinh sát V010, C130 và từng đàn trực thăng vũ trang phành phạch bay đến từ hướng Kon Tum trông như đàn quạ đen. Từ khi vào chiến trường đến nay, tôi chưa bao giờ thấy trực thăng nhiều đến thế. Những cánh quạt quay phành phạch trên bầu trời, không dấu đi nổi tiếng kêu. Cả vùng trời đen đặc trực thăng, chúng túa ra như ruồi bay. Chúng bay lượn một vòng quan sát rồi thi nhau bắn róc két, đạn cối vào trận địa. Khẩu đại liên của chúng tôi thi nhau chĩa lên trời nhằm vào lũ trực thăng nhả đạn.
Tiếp nối đợt bắn phá của lũ trực thăng là màn oanh tạc của phản lực. Bom sát thương, bom napan tới tấp rơi xuống. Khói lửa cuồn cuộn ngút trời. Một quả đạn rốc-két nổ cạnh công sự đại liên của chúng tôi làm đồng chí Nguyễn Văn Thu hy sinh và đồng chí Trần Xuân Hồng bị thương. Máu chảy ra ướt cả vai áo. Chúng tôi băng bó cho đồng chí Hồng rồi lại tiếp tục bắn máy bay và lô cốt địch. Không ai tỏ ra hoảng sợ, nao núng khi cái chết gần kề trong gang tấc. Từ sáng đến tối, dưới mưa bom bão đạn, khẩu đại liên gan góc bám trụ trận địa đánh trả lại kẻ thù. Cái mệt thấm vào từng người nhưng không ai nản lòng, địch vẫn còn đánh phá thì khẩu đại liên tiếp tục chiến đấu. Đã quá bữa, phải vội vàng ăn để tiếp tục chiến đấu. Ai cũng kiên cường vừa dùng súng vừa đánh bộ binh kết hợp, đánh ngăn chặn sự chi viện, bắn rơi những chiếc trực thăng hùng hổ.
Đêm dần buông. Liên lạc tiểu đoàn chạy xuống thông báo cho chúng tôi biết: Trong ngày đầu tiên của chiến dịch vây lấn, chúng ta đã diệt được 25 tên địch, 5 lô cốt, phá nát trận địa pháo và 7 nhà lính. Quân ta thu được chiến công lớn nhưng phải rất khó khăn, đặc biệt là sự hy sinh của các chiến sĩ thì không thể kể hết được, đại đội 1 bị thương vong khá nhiều. Tối đó chúng tôi khẩn trương vận chuyển thương binh, liệt sĩ ra tuyến sau và tiếp tục củng cố trận địa cho những cuộc đọ sức sắp tới.
Tôi nhìn anh em mình. Tổ đại liên chỉ còn lại có năm người, mặt mũi ai cũng hốc hác , đen xạm , dường như phải thức suốt cả ngày lẫn đêm, không có lúc nào được nghỉ ngơi, có nằm xuống cũng thấy chẳng an lòng, lại nhấp nhổm bò dậy. Tôi bảo mọi người thay nhau ngủ để lấy sức, dù chỉ là ngắn ngủi. Bữa ăn đã thiếu thốn nhưng sức khỏe vô cùng quan trọng. Xong đâu đấy, tôi nhanh chân chạy qua đại đội 1 gặp anh Nhật để bàn chuyện hợp đồng chiến đấu ngày mai. Thời gian rất cần kíp, mọi cái đều diễn biến với nhiều tình thế không thể định trước được. Số anh em của đại đội 1 đang hì hục sửa chữa hầm hố công sự bị sạt lở và chờ lệnh của tiểu đoàn. Tôi vừa đến bên anh Nhật thì một loạt đạn cuả máy bay C130 bắn suýt đúng người. Anh Nhật vẫn nói khó khăn của C1 là chưa vượt được hào chông. Trong lúc đó anh em thương vong quá nhiều. Tôi bàn với anh Nhật:
- Trong lúc chờ chủ trương cấp trên bây giờ phải cho anh em tranh thủ đào công sự để vây lấn. Đánh theo phương án 1 là không ổn rồi. Cả đại đội chỉ còn 12 tay súng thì rất khó khăn. Anh nên báo cáo tiểu đoàn chi viện thêm. Bàn bạc với anh Nhật xong tôi về lại ngay hầm đại liên để củng cố công sự.
Đứng gác trong đêm khét mùi bom đạn, tôi nghĩ lại cuộc chiến đấu vừa xảy ra hôm nay. Có điều gì đó chưa ổn. Công tác chuẩn bị cho chiến dịch còn nhiều lỗ hổng. Những gì xảy ra trong trận đánh khác xa với những gì tác chiến trên sa bàn. Bên sa bàn hôm đó, tôi từng đưa ra thắc mắc : giữa đất trống đồi trọc như thế này thì chúng ta ngụy trang công sự bằng gì?. Đồng chí tác chiến trả lời: “trong chiến dịch này, mặt trận và trung đoàn sẽ điều động một lực lượng lớn pháo cao xạ để bắn máy bay địch không cho chúng tự do oanh tạc vào trận địa chúng ta, các đồng chí đừng lo lắng, cứ vây lấn đánh bộ binh cho tốt”. Nhưng qua một ngày chịu bom đạn tơi bời, chúng tôi chẳng hề thấy pháo cao xạ đâu cả. Mặt khác, lúc đánh sa bàn thì cấp trên nói hướng đại đội 1 tấn công chỉ có sáu hàng rào thôi nhưng thực tế thì còn có hào chông và mấy hàng rào vướng chân nữa. Sự thiếu chính xác này đã làm cho trận đánh trục trặc, bộ đội ta không thể ngồi im, tiến công thì bị thương vong nhiều, bộ đội ta bị hy sinh không đáng có. Trong chiến trận, người chỉ huy nắm được địch càng chính xác bao nhiêu, càng đề ra được nhiều phương án tác chiến hay thì càng tiết kiệm xương máu bộ đội . Tôi nghĩ vậy nhưng chẳng ai dám nói điều ấy ra, vì sợ tác động không tốt tới tinh thần chiến đấu của anh em.
Ngày hôm sau, địch bắn phá dữ dội, ác liệt hơn. B52 rải thảm xung quanh trận địa. Từng vệt hố bom xám xịt vây lấn nơi đứng chân của chúng tôi. Phụ họa với pháo đài bay của Mỹ là lũ thần sấm, con ma, trực thăng tới tấp ném bom, bắn rốc két vào trận địa chúng tôi. Bom đạn dày đặc như thế nhưng chẳng hiểu sao chúng tôi vẫn bám trụ được. Có lúc tôi tưởng rằng, qua mỗi trận chiến sẽ chẳng còn ai sống sót, ấy vậy mà hoàn toàn khác. Quân giặc bị thiệt mạng rất nhiều. Trong trận chiến chẳng ai nghĩ đến sức mạnh kì diệu ấy nhưng ai cũng chiến đấu hết mình. Trách nhiệm và danh dự của người chiến sĩ đã làm cho chúng tôi trở nên gan góc, bất chấp hiểm nguy. Có thể nói, chúng tôi đã ra trận với niềm tin vào lý tưởng chủ nghĩa xã hội cao đẹp và ý thức rõ rệt về sự chính nghĩa của cuộc chiến đấu giải phóng Tổ quốc của nhân dân ta. Chúng tôi chiến đấu cho ngày mai của dân tộc, một ngày mai không còn bóng quân xâm lược trên đất nước ta và Tổ quốc Việt Nam được xây dựng đàng hoàng hơn, to đẹp hơn như mong ước của Bác Hồ và hàng triệu, hàng triệu người dân yêu nước. Trong những năm tháng ác liệt, những điều ấy thấm vào máu xương chúng tôi, nó trở thành nếp nghĩ, việc làm hàng ngày của người lính cách mạng. Chính vì thế mà không ít chiến sĩ đã tự nguyện xả thân vì nghĩa lớn, cái chết nhẹ nhàng mà cao cả, không thể lấy gì bù đắp được. Chỉ có một mục đích là bảo vệ Tổ quốc và giành độc lập. Ai cũng có thể nghĩ đến cái chết nhưng không ai vì thế mà nản lòng. Thậm chí họ còn thấy hy sinh là hạnh phúc lớn lao.
Sân bay Đăk Siêng đã bị ta phong tỏa. Khoảng 11 giờ trưa, trên bầu trời Đăk Siêng xuất hiện mấy chiếc C130 thả hàng tiếp viện cho cứ điểm. Khi thấy những chiếc C130 xuất hiện súng phòng không của mặt trận nổ giòn giã làm cho nó không dám bay thấp, buộc phải bay tít trên cao thả dù xuống. Nhiều kiện hàng rơi ra ngoài cứ điểm địch. Có kiện rơi vào gần trận địa ta. Trong cái rủi đã có cái may. Mấy ngày vây lấn Đăk Siêng, ban ngày đường liên lạc của ta bị cắt đứt, cơm nước không đưa lên trận địa được. May có thằng C130 tặng cho mấy kiện đồ ăn, lại là đồ hộp hảo hạng nên anh em tiểu đội cũng đủ chia nhau dùng, thậm chí là tươm tất nữa, có bia lon, giò hộp, xúc xích…
Chiến dịch vây lấn đã bước sang ngày thứ ba, thứ tư. Khẩu đại liên của chúng tôi vẫn bám trụ lấy trận địa. Địch đã phát hiện ra và thấy rõ sự lợi hại của khẩu súng này nên quyết tâm dùng bộ binh đánh thốc vào công sự chúng tôi. Ý định của giặc là dập tắt hỏa lực mạnh của ta đồng thời cắt đứt liên lạc giữa tiểu đoàn và đại đội 1. Trận đánh ngày càng ác liệt, tôi và anh Loan đã bị thương cùng với vài đồng chí khác nữa , quân số còn lại ít nhưng không ai chịu rút về tuyến sau. Anh em bảo nhau cố sức chịu đựng. Có những lúc thấy lực lượng của ta thương vong nhiều mà chẳng thể bổ sung thêm được người lúc này.
Tối mùng 3, anh em vận tải khiêng thương binh của đại đội 1 về tuyến sau đi qua trận địa đại liên. Tôi hỏi thăm thì biết được Đức cũng nằm trong số thương binh ấy. Người bạn đồng hương của tôi bị thương khá nặng, máu ra nhiều ở chân, tôi hỏi Đức trả lời yếu ớt lắm, bị mất máu nhiều nên người Đức cứ đuội dần đi. Đức dũng cảm lắm, có lẽ nằm đây nhưng Đức vẫn nhớ những gì hai đứa nói với nhau hôm trước. Tôi vẫn còn may mắn hơn nhiều người, vết thương không quá nặng, vẫn còn đủ sức chiến đấu.
Sáng mồng 4, những loạt pháo bầy từ Plây Cần đã nã tới tấp xuống trận địa của chúng tôi. Pháo bắn chưa dứt thì máy bay đã lao đến ném bom napan. Sau những tiếng bục nhỏ là từng quầng lửa bùng lên cuồn cuộn. Cái nóng hừng hực phả ra từ quả cầu lửa của bom Napan táp vào người bỏng rát. Chúng tôi chống chọi với bom napan, nói sao cho hết được sự vất vả cực nhọc của anh em lúc ấy. Tôi lo nhất là bom Napan trùm lên trận địa như ở Chư- Đô năm nào . Nên đã cho anh em chuẩn bị phòng cháy cẩn thận. Đợt ném bom Napan này trong khẩu đội có hai đồng chí nữa bị thương. Khoảng 8 giờ, trong khói lửa mịt mùng, tôi phát hiện ra nhiều lính địch (ước khoảng 1 tiểu đoàn) đang từ hướng sân bay tràn lên. Toàn lính Ngụy. Bọn chúng tưởng Việt Cộng đã bị thiêu rụi gần hết rồi hay sao mà thấy chúng hung hăng thế. Có đứa dùng loa điện gọi “hàng thì sống, chống thì chết”. Chúng đi một cách nghênh ngang, nhìn mà nóng mắt. Tôi bảo anh em, chúng ta cứ im lặng, chuẩn bị pháo và lựu đạn sẵn sàng sống chết với tụi chúng, không thể để chúng ngang nhiên và hung hăng như thế kia được, phải cho chúng một quả bất ngờ , cho chết cả loạt. Thú thực, khi nhìn thấy đội quân Ngụy lúc đó, tôi sôi máu hừng hực, vừa mừng vì phát hiện ra bọn chúng nhưng phải thật bình tĩnh, không được nôn nóng cùng đồng đội chuẩn bị kỹ càng, tập trung vào mục tiêu. Dù sao đây cũng là thời cơ để ta đánh địch được nhiều và ta đang ở thế chủ động tiến công.
Anh em vừa chuẩn bị, vừa hồi hộp lo lắng. Chúng tôi bàn bạc gấp gáp, khẩn cấp, cùng ngắm địa hình để tìm cách đánh chúng hiệu quả nhất. Trận địa đại liên ở trên sườn dốc, địch từ dưới thung lũng đi lên nên lợi thế về địa hình thuộc về chúng tôi. Chúng không biết rằng chúng đang bị chúng tôi theo dõi, dò theo từng bước tiến của chúng. Lần đầu tiên, chúng tôi được đánh địch trong một tư thế chủ động và sẵn sàng đến thế. Khi địch cách trận địa chừng 30 mét, tôi hô anh em ném lựu đạn vào đội hình chúng. Mấy thằng bị dính đạn bất ngờ nên ngã xuống, kêu la oai oái. Sau phút lộn xộn bởi sự tấn công bất ngờ của chúng tôi, địch xốc lại đội hình, tập trung hỏa lực bắn xối xả vào trận địa đại liên. Bọn lính vừa lò dò tiến lên, vừa bắn không tiếc đạn, vừa to miệng hò hét chúng tôi đầu hàng. Tôi nói với anh Loan: cứ bình tĩnh, chờ chúng lên thật gần mới nổ súng, lúc đó vừa tiêu diệt được nhiều, lại vừa làm cho địch chủ quan. Tôi vừa nói vừa theo dõi bước chân địch, chúng cách chúng tôi 20 mét rồi 15 mét, khoảng cách ngắn dần. Khi thấy rõ mặt mũi của bọn chúng tôi mới hạ lệnh bắn. Khẩu đại liên Cô-ni-cốp rung lên xả đạn ràn rạt vào giữa đội hình địch, nhiều thằng giặc ngã ngục ngay từ loạt đầu. Số còn lại không dám hung hãn nữa, hoặc nằm mẹp xuống đất hoặc núp sau những kiện hàng máy bay C130 thả lạc sang trận địa ta. Tôi bảo anh em ném lựu đạn vào những kiện hàng đó. Trong tiếng nổ chát chúa của lựu đạn là tiếng kêu thét của bọn lính Ngụy .
Gần trưa, xem chừng tấn công bằng bộ binh không ăn nhằm gì, địch quay lại trò cũ. Chúng kêu gọi sự tiếp sức của những cánh quân bằng đường không. Máy bay trực thăng, máy bay phản lực thay nhau bắn phá trận địa chúng tôi. Khẩu đại liên thêm hai đồng chí hy sinh do rốc két bắn trúng hầm. Chỉ còn lại ba người là tôi, anh Loan, anh Hồng nhưng ai cũng bị thương. Tôi bảo hai anh kiểm tra súng đạn, thủ pháo, lựu đạn, thấy còn đủ để chiến đấu đến chiều nên cũng yên tâm. Số lượng người chỉ còn lại mấy anh em nên ai cũng bảo nhau tập trung sức lực để chiến đấu tới cùng. Anh Hồng và anh Loan rắn rỏi, mưu trí và dũng cảm lắm. Lúc này, chúng tôi đều biết tựa vào nhau mà chiến đấu, vết thương ai nấy đều không màng nghĩ tới, chỉ cần băng bó tạm là chiến đấu được.
Suốt từ trưa cho đến chiều máy bay giặc quần đảo liên hồi, chẳng để chúng tôi yên chút nào. Mặt trời chênh chếch bóng, tôi cảm thấy người rã rời. Từ tờ mờ sáng đến giờ, bận quần nhau với địch chưa kịp ăn uống gì. Tôi lấy cơm nắm ra, vừa cắn một miếng, chưa kịp nuốt thì bỗng nghe tiếng chân địch di chuyển. Lần này có vẻ như đông hơn và chúng bước rất nhanh. Hóa ra, chúng cho máy bay lượn nhằm lừa thăm dò chúng tôi trước để cho bộ binh chúng di chuyển. Mà cũng có thể, địch đoán chúng tôi đã chết hết nên vội vàng lên chiếm lĩnh trận địa chăng? Tôi nói với anh Loan: cứ bình tĩnh, chờ hắn vào gần hơn lúc nãy mới bắn. Lần này thì chúng tôi lâm vào tình thế nguy hiểm hơn. Chúng tôi chỉ có ba anh em. Bởi vậy, phải chờ cho chúng đến thật gần mới bắn. Anh Loan im lặng gật đầu. Hai tên lính đi đầu chỉ cách công sự khoảng 8 mét, tôi mới xiết cò súng AK. Một thằng gục xuống ngay tại chỗ, thằng khác theo cái đà đang chạy lao tới gần cửa hầm của chúng tôi mới ngã xuống. Cùng lúc đó, khẩu đại liên do xạ thủ Loan điều khiển quét băm bổ vào giữa đội hình địch. Nhiều tên gục xuống. Xác chồng lên nhau. Địch bật về phía sau nhưng chúng cũng không còn tỏ ra nao núng, lại tiếp tục tổ chức thêm nhiều đợt tấn công mới. Nhìn những xác địch nằm xuống ngổn ngang.
Bắn được khoảng 20 phút thì nòng đại liên rực đỏ lên. Tôi dùng súng AK để bắn kiềm chế địch để cho anh Loan tranh thủ đổ nước vào nòng súng. Phải làm cho nòng súng nguội đi, đạn mới lao đến mục tiêu được. Tôi đang hăng máu xiết cò thì một ánh chớp bùng lóa, kèm theo tiếng nổ chát chúa vang lên ngay miệng hầm. Đất đá bay rào rào, khói bụi mù mịt. Tay tôi đang đặt vào cò súng mà lạ thay súng không bắn được. Nhìn sang anh Loan cũng bị thương vào đầu, máu chảy tràn xuống mặt. Tôi lao đến băng bó cho anh Loan thì chính anh lại phát hiện ra tôi bị thương ở tay. Chúng tôi quên đi cả cái đau, vội vàng băng bó cho nhau rồi trở về vị trí chiến đấu. Quả đạn cối của địch nổ ngay ở miệng hầm đã làm cho hai chúng tôi bị thương, càng súng đại liên bị hỏng. Súng AK của tôi cũng bị mảnh cối làm hỏng cò. Anh Hồng bị thương vào mắt không thể chiến đấu được nữa. Tôi và anh Loan để anh Hồng chui vào hầm. Tôi nói với Loan:
- Mấy hôm nay khi tấn công, địch đều kêu gọi bộ đội ta đầu hàng, rất có khả năng chúng muốn bắt sống chúng ta. Bây giờ địch còn đông mà lực lượng khẩu đội không còn nhiều, súng thì đã hỏng, đạn còn ít . Vì thế ta phải chuẩn bị phương án cuối cùng là để dành một quả lựu đạn, thà chết chứ không để địch bắt sống. Loan nhìn tôi gật đầu:
- Vẵn đang còn 5 quả mà! Tôi gật đầu đồng tình.
. Mục tiêu là làm sao diệt được nhiều địch và bảo vệ được công sự, không cho chúng đánh chiếm. Đã từng chiến đấu nhiều trận với anh Hoàng Ngọc Loan, tôi tin lời anh nói. Với anh Loan, phẩm chất hàng đầu của người lính cách mạng là lòng dũng cảm. Thà chết chứ nhất định không đầu hàng, không thoái thác nhiệm vụ, không được rời trận địa khi chưa có lệnh của chỉ huy. Những lúc lâm nguy như thế này, có những người lính gan góc như anh Hoàng Ngọc Loan bên cạnh, tôi cũng vững lòng hơn. Dù tôi là chỉ huy nhưng sự bình tĩnh của anh Loan đã củng cố lòng tin của tôi rất nhiều. Tôi tin và hành động của chúng tôi là đúng, sự đổ máu của chúng tôi không hề hoang phí một chút nào.
Trước mặt tôi bây giờ là kẻ thù. Chúng vẫn đang hò hét thúc nhau tiến vào trận địa. Khẩu đại liên bây giờ đã hỏng càng, chỉ có ba người lính nhưng đã bị thương và mấy khẩu súng bộ binh cũng đã hỏng, cùng với cơ số đạn tối thiểu. Chúng đang nuôi hy vọng là sẽ bắt sống được mấy chiến binh Việt cộng. Nhưng chúng đã nhầm. Chúng tôi vẫn vững lòng chờ bọn chúng vào thật gần mới nổ súng. Tôi bàn với Anh Loan là khẩu đại liên hỏng càng thì tìm cách giá súng lên bờ công sự để bắn. Tôi và Loan hỳ hục lợi dụng bờ công sự để giá khẩu đại liên. Tôi ngắm thử, gật đầu bảo Loan:
- Tốt. Đường ngắm không có vật cản. Kìa, bọn chúng đang lên đông lắm. Bây giờ anh nâng hòm đạn để tôi bắn nhé. Qua đường ngắm, tôi nhìn rõ bọn địch đội mũ sắt, hai tay lăm lăm khẩu AR15. chúng đang đi lom khom. Tôi bảo anh Loan, một tay nâng hòm đạn, tay kia giữ thăng bằng mặt súng. Tôi lấy đường ngắm chính xác. Tên địch đi đầu quá gần. Loan giục tôi bắn. Tôi từ từ chỉnh đầu ruồi súng đúng tên đí đầu, ấn cò! Khẩu đại liên rung lên khùng khục nhả đạn. Vỏ đạn văng khắp hầm. Có vỏ văng cả lên đầu, mặt Loan. Mặc. Tôi vẫn bóp cò. Bọn địch vừa chạy vừa bị đạn đại liên bắn đúng đội hình ngã chồng lên nhau như cây chuối đổ rạp trong cơn bão. Những đứa sống sót bật lui, co cụm lại sau những kiện hàng tiếp vận. Tôi trao khẩu đại liên cho Loan và ném lựu đạn. Tôi dùng sức mạnh còn lại ném lựu đạn vào những chỗ địch có cụm. Lựu đạn nổ, bọn Ngụy rú lên, hốt hoảng tản ra thì lại dính đòn đại liên của anh Loan quét tới. Cuộc chiến đấu giữa hai chúng tôi và kẻ địch giằng co nhau mãi đến 5 giờ chiều mới tạm ngừng. Địch rút quân về hướng sân bay để lại nhiều xác chết nằm la liệt trên vùng đồi lở lói vết đạn bom. Tôi và anh Loan quá thấm mệt.
Tôi ngồi dựa vào thành công sự, tay rỉ máu đỏ cả băng. Bây giờ mới thấy đau. Mấy hôm nay chẳng chợp mắt được tí nào, giờ đây tuy đau nhưng cơn buồn ngủ lại ập đến, hai mi mắt nặng trĩu chỉ muốn sập xuống. Mặt trời đã dẫn khuất sau dãy núi trước mặt. Đất trời lặng yên như không gian sau bão. Tôi muốn chợp mắt mà không dám vì sợ địch lợi dụng đêm tối lén đột kích vào trận địa. Tôi cảm thấy mệt quá, có cảm giác chỉ cần tựa lưng vào vách hầm là có thể thiếp đi được. Sao bây giờ buồn ngủ vậy. Tôi và Loan nhắc nhau chớ có ngủ lúc này. Phải đề phòng chúng tập kích đêm. Loan thấy vết thương của tôi chảy máu nhiều nên băng lại cho tôi. Đúng lúc nầy, anh Trần Mộng Dung, trợ lý chính sách tiểu đoàn cùng với liên lạc và đội vận tải có mặt ở trận địa. Nhìn các anh chúng tôi vui mừng khôn tả. Anh Dung là người cùng học, cùng đi bộ đội với tôi. Anh truyền đạt mệnh lệnh của tiểu đoàn là khẩu đội đại liên khẩn trương rút về phía sau, súng đạn bàn giao lại cho các đồng chí vận tải. Dung xem vết thương của tôi, vỗ vai tôi nói:
- Mấy hôm nay không bắt được liên lạc với khẩu đội đại liên nên tiểu đoàn lo lắng lắm. Anh chuyển lời thăm hỏi, biểu dương của thủ trưởng Tiểu đoàn đến với chúng tôi. Nhìn Dung, tôi mừng lắm, tay tôi nắm chặt tay Dung:
- Cảm ơn tiểu đoàn. Cảm ơn Dung. Thế là gặp nhau rồi. Tôi nhìn sang Loan: Bọn mình tưởng bị bắt rồi cơ. Thế là hạnh phúc rôi. Dung cười và vỗ vai Loan:
- Ba ông chưa mất gáo, thế là tốt lắm rồi. Nói đến đây, Dung chớp chớp mắt:
- Anh Nhật hy sinh rồi. Thương anh ấy quá. Nghe đến đây tim tôi đau nhói. Thế là lại mất đi người anh, người đồng chí chiến đấu anh dũng. Tôi nhìn về phía đơn vị anh Nhât, bùi ngùi:
Anh Nhật ơi, cách đây vài hôm tôi và anh còn đang bàn bạc với nhau về việc phối hợp chiến đấu trước quân thù ở hàng rào cứ điểm Đăk Siêng. Khi C1 của anh gặp nhiều khó khăn trong tấn công, hai anh em ta còn tìm đến nhau bàn cách tháo gỡ. Giữa một vùng bom đạn ngút trời, tình cảm đồng chí mới sâu sắc và cụ thể làm sao. Chúng ta đã chia lửa cho nhau, không mảy may tính toán. Thế mà giờ đây anh đã nằm sâu ba tấc đất nơi núi rừng Tây Nguyên. Một nấm mồ đắp tạm giữa ngàn xanh. Đất bazan đỏ au như máu, bốn bề gió thổi hoang vu. Thương lắm các anh, những đồng đội thân thiết của chúng tôi. Nhưng chiến tranh biết làm sao được. May mắn cho chúng tôi còn được sống đến ngày hôm nay nhưng cũng thương tích đầy mình và ngày mai sẽ ra sao thì chúng tôi không ai đoán được.
Tôi, Loan và Hồng theo Dung hành quân về tiểu đoàn. Xa xa, tiếng pháo cầm canh từ Tân Cảnh bắn lên xung quanh Đăk Siêng nổ đì đòm. Trận đánh vây lấn Đăk Siêng là trận đánh vô cùng ác liệt.Quân địch đã tập trung lực lượng lớn để phản kích hòng chiếm lại trận địa của ta nhưng với tinh thần chiến đấu ngoan cường, các chiến sĩ tiểu đoàn 1 và các đơn vị khác đã đánh bại các mũi tiến công của địch.
Ngay sau chiến dịch Đắk Siêng, Đại tướng Võ Nguyên Giáp thay mặt Quân ủy Trung ương gửi điện khen ngợi cán bộ chiến sĩ Mặt trận Tây Nguyên: “Đặc biệt, mặt trận Đắk Siêng đã tiêu điệt một sinh lực quan trong của địch…phối hợp và hỗ trợ tốt cho phong trào quần chúng nổi dậy phá kìm kẹp, giành quyền làm chủ nhiều nơi”.