Những năm đánh Mỹ - Ngụy, chiến trường Tây Nguyên ở xa hậu phương nên việc sửa chữa quân khí gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng với tinh thần vượt lên mọi khó khăn để chiến thắng quân thù, các cán bộ, chiến sỹ ngành Quân giới Tây Nguyên đã say mê nghiên cứu và đã có những đóng góp quan trọng vào chiến công của quân và dân Tây Nguyên. Trang Lính Tây Nguyên trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc những mẩu chuyện về ngành Quân giới Tây Nguyên của đồng chí Đinh Đức Cường và Ngô Khắc Thường - Nguyên cán bộ Ban Quân giới Mặt trận Tây Nguyên .
1. SẢN XUẤT MÌN ĐỊNH HƯỚNG VÀ BỘC PHÁ ỐNG
Từ năm 1968 căn cứ vào tương quan lực lượng ở chiến trường Tây Nguyên - B3, là tác chiến chủ yếu đánh địch hành quân cơ động và co cụm tạm thời. Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên giao cho X53 tập trung nghiên cứu sản xuất các loại mìn định hướng: ĐH7, ĐH10, ĐH20... các loại bộc phá ống 3kg, 5kg, 7kg và các loại quân cụ hỗ trợ khác, đã giúp cho bộ đội ta đánh địch hành quân và co cụm trong công sự tạm thời rất tốt. Từ năm 1968 đến năm 1971, xưởng (X53) đã sản xuất hàng nghìn mìn định hướng, bộc phá ống và quân cụ, đồng thời sản xuất một số chi tiết, phụ tùng thay thế cho súng, pháo và khí tài quang học.
Đến năm 1971, bộ đội chủ lực của ta đã mạnh dạn lên, địch không dám hành quân đánh vào vùng giải phóng của ta mà co cụm trong các đồn bốt, cứ điểm có hàng rào dây thép gai kết hợp với công sự bê tông và bao cát bao bọc rất kiên cố. Ta đã đánh hàng rào bằng các loại bộc phá ống 5kg, 7kg, và mìn định hướng ĐH20 xong kết quả không phá được các lớp hàng rào hỗn hợp của địch, bao gồm hàng rào "cũi lợn", hàng rào chữ A, hàng rào lò xo kết hợp có bề rộng nhiều khi đến 30m. Vì sức nổ của bộc phá và mìn không đủ sức cắt đứt dây thép rất dai, chúng đàn hồi như lò xo tung lên lại bật xuống. Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên giao cho X53 nghiên cứu, sản xuất loại mìn phá rào này, do Ban Quân giới B3 trực tiếp chỉ đạo.
Các đồng chí Nhàn, Hoán được giao chịu trách nhiệm kỹ thuật; sau nhiều ngày đêm nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng dù có tăng lượng thuốc nổ lên thì chỉ có thế làm đứt một phần các sợi dây thép gai vì chúng mềm và bùng nhùng không bị căng cứng nên ít chịu tác động của sóng xung kích và chúng được kết nối với nhau liên hoàn trải trên diện rộng nên không thể thổi bay tất cả dù có cho tăng chất nổ lên nữa.
Vậy muốn cắt đứt hàng rào này, phải nhờ sóng xung kích và vật cắt kết hợp có độ cứng và sắc cao, sau khi nghiên cứu chúng tôi cho anh em đi nhặt các mảnh bom và đầu đạn pháo về cho vào lò rèn nung đỏ chặt ra để nguyên cạnh sắc sau đó tôi thật già, và xếp vào trong mìn định hướng đem thử nghiệm kết quả các mảnh bom, đạn nhờ sóng xung kích văng đi như một lưỡi dao sắc cắt đứt các dây thép ngọt lịm. Thế là đã có hướng.
Chúng tôi tiếp tục điều chỉnh lượng thuốc nổ và vị trí góc đặt của các mảnh bom trong mìn định hướng, cho phù hợp với hàng rào của địch để các mảnh cắt có tác dụng nhiều nhất. Cuối năm 1971 thí nghiệm đã thành công mỹ mãn được Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên công nhận.
Cuối năm 1972, khi ta đánh địch tại cứ điểm Plây Cần đợt 2, ta chính thức đưa loại mìn định hướng này vào sử dụng. Đơn vị sử dụng là Đại đội 11 thuộc Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 66 Sư đoàn 10 do đồng chí Tạ Oanh làm Đại đội trưởng tiến hành mở cửa mở, kết quả là toàn bộ số hàng rào dây thép gai bị thổi bay và đứt sạch với chiều rộng khoảng l0m, góp phần cho bộ đội của ta đánh địch. Trận đó Sư đoàn 10 đã tiêu diệt toàn bộ cứ điểm Plây Cần của địch nhanh chóng, ta ít thương vong. Sau này một sĩ quan ngụy đã thú nhận: Chúng tôi nghĩ các ông không có thứ gì có thể thổi bay hàng rào của chúng tôi như thế, nên đã chủ quan.
Tiếp đó, chúng tôi đã sản xuất loại mìn MĐH35 có thể thổi bay bất cứ loại hàng rào nào của địch, được Bộ Tư lệnh Mặt trận khen ngợi và các đơn vị rất tin tưởng.
Một lần đi công tác gặp một đơn vị bộ đội hành quân, chúng tôi vượt lên và ngồi nghỉ, một lúc sau đơn vị đó hành quân tới, trời mưa đường trơn một anh ngồi bệt xuống thở dốc cạnh chúng tôi, làu bàu: Tay nào nghĩ ra cái loại mìn MĐH35 này đánh thì tốt nhưng nặng quá. Nó thử đến đây gùi quả mìn này xem?
Mấy anh em tôi im lặng nhìn nhau, sau đó về báo cáo lại với cấp trên và bàn cách để giảm trọng lượng quả mìn. Sau đó chúng tôi nghĩ ra làm thành hai nửa quả mìn riêng biệt khi vào trận thì ghép lại thành một để bộ binh đỡ nặng được anh em rất khen ngợi.
Đến năm 1971, bộ đội chủ lực của ta đã mạnh dạn lên, địch không dám hành quân đánh vào vùng giải phóng của ta mà co cụm trong các đồn bốt, cứ điểm có hàng rào dây thép gai kết hợp với công sự bê tông và bao cát bao bọc rất kiên cố. Ta đã đánh hàng rào bằng các loại bộc phá ống 5kg, 7kg, và mìn định hướng ĐH20 xong kết quả không phá được các lớp hàng rào hỗn hợp của địch, bao gồm hàng rào "cũi lợn", hàng rào chữ A, hàng rào lò xo kết hợp có bề rộng nhiều khi đến 30m. Vì sức nổ của bộc phá và mìn không đủ sức cắt đứt dây thép rất dai, chúng đàn hồi như lò xo tung lên lại bật xuống. Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên giao cho X53 nghiên cứu, sản xuất loại mìn phá rào này, do Ban Quân giới B3 trực tiếp chỉ đạo.
Các đồng chí Nhàn, Hoán được giao chịu trách nhiệm kỹ thuật; sau nhiều ngày đêm nghiên cứu, chúng tôi thấy rằng dù có tăng lượng thuốc nổ lên thì chỉ có thế làm đứt một phần các sợi dây thép gai vì chúng mềm và bùng nhùng không bị căng cứng nên ít chịu tác động của sóng xung kích và chúng được kết nối với nhau liên hoàn trải trên diện rộng nên không thể thổi bay tất cả dù có cho tăng chất nổ lên nữa.
Vậy muốn cắt đứt hàng rào này, phải nhờ sóng xung kích và vật cắt kết hợp có độ cứng và sắc cao, sau khi nghiên cứu chúng tôi cho anh em đi nhặt các mảnh bom và đầu đạn pháo về cho vào lò rèn nung đỏ chặt ra để nguyên cạnh sắc sau đó tôi thật già, và xếp vào trong mìn định hướng đem thử nghiệm kết quả các mảnh bom, đạn nhờ sóng xung kích văng đi như một lưỡi dao sắc cắt đứt các dây thép ngọt lịm. Thế là đã có hướng.
Chúng tôi tiếp tục điều chỉnh lượng thuốc nổ và vị trí góc đặt của các mảnh bom trong mìn định hướng, cho phù hợp với hàng rào của địch để các mảnh cắt có tác dụng nhiều nhất. Cuối năm 1971 thí nghiệm đã thành công mỹ mãn được Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây Nguyên công nhận.
Cuối năm 1972, khi ta đánh địch tại cứ điểm Plây Cần đợt 2, ta chính thức đưa loại mìn định hướng này vào sử dụng. Đơn vị sử dụng là Đại đội 11 thuộc Tiểu đoàn 9 Trung đoàn 66 Sư đoàn 10 do đồng chí Tạ Oanh làm Đại đội trưởng tiến hành mở cửa mở, kết quả là toàn bộ số hàng rào dây thép gai bị thổi bay và đứt sạch với chiều rộng khoảng l0m, góp phần cho bộ đội của ta đánh địch. Trận đó Sư đoàn 10 đã tiêu diệt toàn bộ cứ điểm Plây Cần của địch nhanh chóng, ta ít thương vong. Sau này một sĩ quan ngụy đã thú nhận: Chúng tôi nghĩ các ông không có thứ gì có thể thổi bay hàng rào của chúng tôi như thế, nên đã chủ quan.
Tiếp đó, chúng tôi đã sản xuất loại mìn MĐH35 có thể thổi bay bất cứ loại hàng rào nào của địch, được Bộ Tư lệnh Mặt trận khen ngợi và các đơn vị rất tin tưởng.
Một lần đi công tác gặp một đơn vị bộ đội hành quân, chúng tôi vượt lên và ngồi nghỉ, một lúc sau đơn vị đó hành quân tới, trời mưa đường trơn một anh ngồi bệt xuống thở dốc cạnh chúng tôi, làu bàu: Tay nào nghĩ ra cái loại mìn MĐH35 này đánh thì tốt nhưng nặng quá. Nó thử đến đây gùi quả mìn này xem?
Mấy anh em tôi im lặng nhìn nhau, sau đó về báo cáo lại với cấp trên và bàn cách để giảm trọng lượng quả mìn. Sau đó chúng tôi nghĩ ra làm thành hai nửa quả mìn riêng biệt khi vào trận thì ghép lại thành một để bộ binh đỡ nặng được anh em rất khen ngợi.
2. SỬA CHỮA CÁC LOẠI SÚNG, PHÁO
Trong quá trình chiến đấu cơ động liên tục trong địa hình rừng núi, vũ khí, khí tài luôn bị hư hỏng bởi nhiều nguyên nhân.
Một là: 100% các loại súng máy cao xạ 12,7mm trên xe tăng cơ động từ Bắc vào Tây Nguyên đều bị hư hỏng bởi hai nguyên nhân chính là: - địch đánh phá, và quá trình cơ động trong rừng bị các cành cây ngáng gãy và hư hỏng, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Trần Thực – Xưởng trưởng (X114), chúng tôi đã khôi phục toàn bộ số súng máy trên xe tăng đảm bảo chiến đấu tốt.
Hai là: Cũng do quá trình cơ động từ miền Bắc vào Tây Nguyên bộ phận hành quân của pháo cao xạ 37mm bị rơ mòn, sinh lắc ngang làm cho quá trình cơ động trên đường đi pháo không đi thẳng theo xe kéo mà luôn chuyển hướng lắc sang hai bên, có lúc xoay ngang làm cho xe kéo gặp rất nhiều khó khăn, có khi phải dừng để xử lý tình huống. Nguyên nhân chủ yếu là do một chi tiết mà anh em quen gọi là (bàn tay ếch) của bộ phận chuyển hướng bị rơ mòn quá lớn, trong lúc phụ tùng thay thế không có mà sản xuất mới thì các xưởng quân giới Tây Nguên chưa đủ máy móc thiết bị và trình độ để sản xuất. Qua nghiên cứu, kỹ sư Ngô Khắc Thường - Xưởng phó X114 đề xuất bằng cách tiến hành hàn đắp chi tiết cũ sau đó đưa lên máy bào thay cho máy sọc để gia công rãnh then hoa. Đề xuất này được Ban chỉ huy X114 đồng ý và cho tiến hành làm thử, kết quả là khi thay vào pháo hành quân bình thường. Sau đó chúng tôi đã xử lý hàng loạt đảm bảo cho loại pháo này hành quân cơ động, chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên từ năm 1972 đến khi giải phóng miền Nam.
Cuối năm 1972 đầu năm 1973 lần đầu tiên miền Bắc chi viện cho Mặt trận Tây Nguyên một bộ xe công trình xa 5 chiếc của Liên Xô gồm:
- Xe công trình xa kiểm tra, sửa chữa tên lửa 9K11 và 9M32, 9M32M mà ta quen gọi là A72 và B72.
- Xe công trình xa kiểm tra sửa chữa quang học.
- Xe công trình xa kiểm tra sửa chữa ra-đa.
- Xe công trình xa kiểm tra sửa của máy chỉ huy.
- Xe công trình xa kiểm tra, sửa chữa cơ khí.
Có xe hộ tống đi kèm, với một đội ngũ cán bộ kỹ thuật được đào tạo bài bản từ miền Bắc vào do Trung úy kỹ sư Chu Hiển làm Đoàn trưởng mang mật danh B3-S9 tăng cường cho B3, từ đây sẽ làm cho cục diện bảo đảm kỹ thuật Mặt trận Tây Nguyên thay đổi, Thiếu tướng Hoàng Minh Thảo đã xuống tận nơi kiểm tra động viên anh em.
Tôi nhớ lúc hành quân vào đến; đèo Phu La Nhích chiếc xe công trình xa quang học do tôi phụ trách, Nguyễn Văn Linh lái xe đi đầu khi vượt đèo gần đến đỉnh xe bị dệ xuống mép tà ly âm do một hố bom cũ công binh lấp bị lún. Linh lái xe ga mạnh để chiếc xe vọt lên thì nghe bụp một cái khói mù mịt ở đầu xe, chiếc xe chết máy nằm khự lại, kiểm tra thì xe bị bục đệm nắp máy đường bị tắc vô cùng nguy hiểm hàng đoàn xe nằm phơi trên đèo.
Một đại đội trưởng công binh dẫn mấy chiến sĩ đến, sau khi xem xét hạ lệnh:
- Các đồng chí rời xe để đánh chiếc xe này xuống vực thông đường cho cả đoàn xe vượt đèo ngay.
Đoàn trưởng Chu Hiển lúc đó vẫn ở cuối đoàn, không hiểu sao lúc đó tôi lại hăng đến thế. Tôi quay ra tuyên bố:
- Các đồng chí có biết cái xe này là gì không? Cả mặt trận mới có một chiếc xe duy nhất đấy, chúng tôi biết đoạn đường bị ùn tắc là rất nguy hiểm, xong chiếc xe này phải giữ bằng được, hãy điện về binh trạm đi. Đồng chí đại đội trưởng công binh thấy vậy cũng chờn, đi điện về binh trạm khi biết tầm quan trọng của chiếc xe này anh em công binh tức tốc cho bạt ta luy để cho đoàn xe cắt qua về trạm kế tiếp. Đoàn chúng tôi xuống đèo nghỉ lại phía dưới chờ xe tới sửa chữa xong, hai hôm sau xe tôi mới xuống đèo. Trong hai ngày đó các cô thanh niên xung phong thay nhau mang cơm nước cho tôi và lái xe Linh, nhưng ở trên đèo mấy ngày không tắm giặt là cực hình khó chịu nhất mà tôi trải qua khi vào chiến trường.
Khi chúng tôi vào đến vị trí tập kết mà xưởng vừa chuyển đến được mấy hôm, đồng chí Trần Thực ra đón chúng tôi thật xúc động. Ông quay sang bảo anh nuôi:
- Hôm nay có anh em ngoài Bắc vào, cậu cho thịt chú lợn để chiêu đãi anh em cho "mát" ruột nhé.
Bọn tôi mừng quá, bao ngày hành quân toàn ăn lương khô, đồ hộp háo thật. Đến bữa ăn chỉ thấy mỗi xoong sắn dính mấy hạt cơm và một xoong lõng bõng toàn nước có mấy miếng bí xanh nhạt thếch và một đĩa lá sắn ngâm chua không mắm muối. Đồng chí Uông là anh nuôi người Hà Tây bảo với chúng tôi:
Hôm nay thủ trưởng mới quyết định thịt con lợn này để dành mãi đấy các ông ạ, rồi các ông sẽ biết ngay thôi mà.
Anh em trong đoàn tôi không ngờ lại thế, mấy cậu lái xe “đầu têu” bỏ về xe thế là cả đoàn về xe lấy gạo, đồ hộp còn trên xe ra nấu ăn ngay, khi ăn xong cậu Linh rửa nồi úp cả nửa nồi cơm còn dở xuống ngay bạt lá khô bên cạnh. Đồng chí Trần Thực thấy thế đi ra, ông cúi xuông bê vầng cơm cháy lên lắc đầu nhặt sạch lá, bẻ một miếng cho vào miệng và bê tảng cơm về nhà bếp giao cho anh nuôi. Cái hình ảnh ấy cứ theo tôi cho đến hôm nay khi tôi viết những dòng này, khi ông đã về thế giới bên kia, ông đã để lại cho tôi và những chàng lính cậu một bài học sâu sắc nhất.
Tối ấy họp với đoàn, ông đã nói hết cho anh em hiểu, tiêu chuẩn ở đây mỗi ngày một người một lạng gạo, muối thì luôn thiếu, chúng tôi đã nộp hết số gạo thực phẩm còn trên xe để đơn vị dùng chung cũng tạm thêm được ít ngày và bắt tay vào chuẩn bị cho những ngày gian khổ nhất của chiến trường.
Một là: 100% các loại súng máy cao xạ 12,7mm trên xe tăng cơ động từ Bắc vào Tây Nguyên đều bị hư hỏng bởi hai nguyên nhân chính là: - địch đánh phá, và quá trình cơ động trong rừng bị các cành cây ngáng gãy và hư hỏng, dưới sự chỉ đạo của đồng chí Trần Thực – Xưởng trưởng (X114), chúng tôi đã khôi phục toàn bộ số súng máy trên xe tăng đảm bảo chiến đấu tốt.
Hai là: Cũng do quá trình cơ động từ miền Bắc vào Tây Nguyên bộ phận hành quân của pháo cao xạ 37mm bị rơ mòn, sinh lắc ngang làm cho quá trình cơ động trên đường đi pháo không đi thẳng theo xe kéo mà luôn chuyển hướng lắc sang hai bên, có lúc xoay ngang làm cho xe kéo gặp rất nhiều khó khăn, có khi phải dừng để xử lý tình huống. Nguyên nhân chủ yếu là do một chi tiết mà anh em quen gọi là (bàn tay ếch) của bộ phận chuyển hướng bị rơ mòn quá lớn, trong lúc phụ tùng thay thế không có mà sản xuất mới thì các xưởng quân giới Tây Nguên chưa đủ máy móc thiết bị và trình độ để sản xuất. Qua nghiên cứu, kỹ sư Ngô Khắc Thường - Xưởng phó X114 đề xuất bằng cách tiến hành hàn đắp chi tiết cũ sau đó đưa lên máy bào thay cho máy sọc để gia công rãnh then hoa. Đề xuất này được Ban chỉ huy X114 đồng ý và cho tiến hành làm thử, kết quả là khi thay vào pháo hành quân bình thường. Sau đó chúng tôi đã xử lý hàng loạt đảm bảo cho loại pháo này hành quân cơ động, chiến đấu ở chiến trường Tây Nguyên từ năm 1972 đến khi giải phóng miền Nam.
Cuối năm 1972 đầu năm 1973 lần đầu tiên miền Bắc chi viện cho Mặt trận Tây Nguyên một bộ xe công trình xa 5 chiếc của Liên Xô gồm:
- Xe công trình xa kiểm tra, sửa chữa tên lửa 9K11 và 9M32, 9M32M mà ta quen gọi là A72 và B72.
- Xe công trình xa kiểm tra sửa chữa quang học.
- Xe công trình xa kiểm tra sửa chữa ra-đa.
- Xe công trình xa kiểm tra sửa của máy chỉ huy.
- Xe công trình xa kiểm tra, sửa chữa cơ khí.
Có xe hộ tống đi kèm, với một đội ngũ cán bộ kỹ thuật được đào tạo bài bản từ miền Bắc vào do Trung úy kỹ sư Chu Hiển làm Đoàn trưởng mang mật danh B3-S9 tăng cường cho B3, từ đây sẽ làm cho cục diện bảo đảm kỹ thuật Mặt trận Tây Nguyên thay đổi, Thiếu tướng Hoàng Minh Thảo đã xuống tận nơi kiểm tra động viên anh em.
Tôi nhớ lúc hành quân vào đến; đèo Phu La Nhích chiếc xe công trình xa quang học do tôi phụ trách, Nguyễn Văn Linh lái xe đi đầu khi vượt đèo gần đến đỉnh xe bị dệ xuống mép tà ly âm do một hố bom cũ công binh lấp bị lún. Linh lái xe ga mạnh để chiếc xe vọt lên thì nghe bụp một cái khói mù mịt ở đầu xe, chiếc xe chết máy nằm khự lại, kiểm tra thì xe bị bục đệm nắp máy đường bị tắc vô cùng nguy hiểm hàng đoàn xe nằm phơi trên đèo.
Một đại đội trưởng công binh dẫn mấy chiến sĩ đến, sau khi xem xét hạ lệnh:
- Các đồng chí rời xe để đánh chiếc xe này xuống vực thông đường cho cả đoàn xe vượt đèo ngay.
Đoàn trưởng Chu Hiển lúc đó vẫn ở cuối đoàn, không hiểu sao lúc đó tôi lại hăng đến thế. Tôi quay ra tuyên bố:
- Các đồng chí có biết cái xe này là gì không? Cả mặt trận mới có một chiếc xe duy nhất đấy, chúng tôi biết đoạn đường bị ùn tắc là rất nguy hiểm, xong chiếc xe này phải giữ bằng được, hãy điện về binh trạm đi. Đồng chí đại đội trưởng công binh thấy vậy cũng chờn, đi điện về binh trạm khi biết tầm quan trọng của chiếc xe này anh em công binh tức tốc cho bạt ta luy để cho đoàn xe cắt qua về trạm kế tiếp. Đoàn chúng tôi xuống đèo nghỉ lại phía dưới chờ xe tới sửa chữa xong, hai hôm sau xe tôi mới xuống đèo. Trong hai ngày đó các cô thanh niên xung phong thay nhau mang cơm nước cho tôi và lái xe Linh, nhưng ở trên đèo mấy ngày không tắm giặt là cực hình khó chịu nhất mà tôi trải qua khi vào chiến trường.
Khi chúng tôi vào đến vị trí tập kết mà xưởng vừa chuyển đến được mấy hôm, đồng chí Trần Thực ra đón chúng tôi thật xúc động. Ông quay sang bảo anh nuôi:
- Hôm nay có anh em ngoài Bắc vào, cậu cho thịt chú lợn để chiêu đãi anh em cho "mát" ruột nhé.
Bọn tôi mừng quá, bao ngày hành quân toàn ăn lương khô, đồ hộp háo thật. Đến bữa ăn chỉ thấy mỗi xoong sắn dính mấy hạt cơm và một xoong lõng bõng toàn nước có mấy miếng bí xanh nhạt thếch và một đĩa lá sắn ngâm chua không mắm muối. Đồng chí Uông là anh nuôi người Hà Tây bảo với chúng tôi:
Hôm nay thủ trưởng mới quyết định thịt con lợn này để dành mãi đấy các ông ạ, rồi các ông sẽ biết ngay thôi mà.
Anh em trong đoàn tôi không ngờ lại thế, mấy cậu lái xe “đầu têu” bỏ về xe thế là cả đoàn về xe lấy gạo, đồ hộp còn trên xe ra nấu ăn ngay, khi ăn xong cậu Linh rửa nồi úp cả nửa nồi cơm còn dở xuống ngay bạt lá khô bên cạnh. Đồng chí Trần Thực thấy thế đi ra, ông cúi xuông bê vầng cơm cháy lên lắc đầu nhặt sạch lá, bẻ một miếng cho vào miệng và bê tảng cơm về nhà bếp giao cho anh nuôi. Cái hình ảnh ấy cứ theo tôi cho đến hôm nay khi tôi viết những dòng này, khi ông đã về thế giới bên kia, ông đã để lại cho tôi và những chàng lính cậu một bài học sâu sắc nhất.
Tối ấy họp với đoàn, ông đã nói hết cho anh em hiểu, tiêu chuẩn ở đây mỗi ngày một người một lạng gạo, muối thì luôn thiếu, chúng tôi đã nộp hết số gạo thực phẩm còn trên xe để đơn vị dùng chung cũng tạm thêm được ít ngày và bắt tay vào chuẩn bị cho những ngày gian khổ nhất của chiến trường.
(Còn nữa)