NHỚ MÃI NHỮNG NGÀY ĐẦU TIÊN Ở SÀI GÒN SAU GIẢI PHÓNG
Đại tá Khuất Duy Hoan - nguyên Phó Tư lệnh Quân đoàn 3
Sáng ngày 30-4-1975,từ huyên lỵ Hóc Môn,chúng tôi được lệnh cơ động truy quét quân địch ở khu vực xã Xuân Thới Đông để mở rộng hành lang tiến công cho chủ lực Quân đoàn tiến vào Sài Gòn.Đang hối hả hành quân thì thấy nhân dân hai bên đường ùa ra .Người thì cầm hoa,người thì cầm cờ Giải phóng,người bưng cả rổ trái cây chặn đường chúng tôi và reo hò sung sướng; “Các chú Giải phóng ơi,Dương Văn Minh đầu hàng rồi,hoà bình rồi…”.Có người cao hứng còn cầm cả chiếc Radio-Casetre mở cho chúng tôi nghe lại lời tuyên bố đầu hàng của chính quyền Sài Gòn do Dương Văn Minh phát trên sóng.Ngay lập tức chúng tôi được lệnh lật cánh trở ra đường 22,tổ chức đội hình chiến đấu theo từng trung đội và được phép chặn bất kỳ phương tiện nào có thể chở quân vào tập trung tại Dinh Độc Lập.Trung đội tôi đi trước chặn được một chiếc xe tải của dân.Không thể kể hết sự phấn khích của nhân dân hai bên đường,nhất là của những tài xế khi được chở chúng tôi nhằm hướng Sài Gòn thẳng tiến.Xe chạy tới cầu Tham Lương thì nhận được lệnh chuyển hướng vào khu vực Bộ tổng tham mưu nguỵ.Gần đến ngã tư Bẩy Hiền vẫn còn lác đác tiếng súng,chúng tôi được lệnh xuống xe hành quân chiến đấu theo hướng đẫn của bộ đội địa phương tiến về Đại sứ quán Mỹ.Mặc dù nhiệm vụ thay đổi liên tục nhưng ai cũng muốn nhanh chóng đến đúng vị trí được giao.Toà Đại sứ quán Mỹ vắng lặng,cổng chính mở toang như đón chờ,chúng tôi nhanh chóng chiếm giữ,kiểm soát và trấn an số nhân viên phục vụ ở tầng trệt xong thì có lệnh cơ động về đứng chân tại trường đại học Kiến trúc Sài Gòn trên đường Pasteur.Lần đầu tiên sau nhiều ngày chiến đấu liên tục,chúng tôi được nằm võng ngay trên mặt đất,dưới ánh đèn điện sáng trưng giữa đô thành làm sao có thể dễ dàng ngủ được dù rằng đêm hôm trước ở Hóc Môn chúng tôi đã thay nhau ngủ vùi ngay trên hè đường dưới cơn mưa đầu mùa,giữa lập loè pháo sáng,giữa ầm ì tiếng pháo nổ phía Sài Gòn.Mãi nửa đêm vừa thiu thiu chợp mắt bỗng nghe tiếng x…o…e…t xoẹt kéo dài bên tai,theo phản xạ tự nhiên tôi bật khỏi võng lăn xuống đất,định thần một chút thì ra ông mãnh nằm cạnh ngủ mơ xiết gót chân vào võng Vinilon phát ra tiếng kêu như đạn cối lao xuống đất.Tỉnh giấc bất chợt xót thương nhớ tới những đồng đội ngã xuống trong trận đánh chiếm đồn Ấp Chợ. Tân Phú Trung vào sáng ngày hôm trước. Tận mắt chứng kiến Phan Văn Hòa xạ thủ trung liên cùng trung đội và các xạ thủ khẩu đội 12,7 ly của tiểu đoàn tăng cường , thân mình đẫm máu gục xuống sau loạt đạn cối 61 ly của địch trong đồn bắn ra . Vừa choáng váng, vừa căm giận, tôi bật khỏi công sự tới bên khẩu 12,7 ly mắm môi xiết cò , xả hết một thùng đạn cùng nhưng giọt nước mắt về phía đồn địch giúp cho đồng đội tới đưa thi thể anh em tử sĩ về phía sau, cũng là những đồng đội cuối cùng của đại đội 7, tiểu đoàn 8, trung đoàn 64 của chúng tôi ngã xuống trước cửa ngõ Sài Gòn, trước ngày toàn thắng của đất nước.
Sáng hôm sau (01/5).Trung đoàn tổ chức lễ mít tinh chào mừng ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam-Thống nhất đất nước tại trường Trung học Lê Quý Đôn. Gặp lại Nguyễn Trọng Luân, Đinh Ngọc Sĩ, Ngô Văn Thịnh,Nguyễn Mạnh Tiêu, Trần Xuân Thiện,Nguyễn Vy Hợi…Những người lính cùng nhập ngũ,cùng vào chiến trường, chiến đấu ở các đơn vị thuộc Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 từ những ngày đầu ở chiến trường Tây Nguyên cho đến trận toàn thắng lịch sử. Chúng tôi ôm chặt lấy nhau mà khóc vì vui mừng, khóc vì nhớ thương những đồng đội vừa ngã xuống trong trận đánh cuối cùng tại Củ Chi, sân bay Tân sơn Nhất, ngã tư Bẩy hiền…ngày hôm qua. Mặc dù không có nhiều thời gian chuẩn bị nhưng buổi lễ vẫn diễn ra thật trang trọng, vui tươi, phấn khởi. Nhìn ánh mắt các cháu học sinh múa hát chẳng ai tin rằng ngày hôm qua các cháu cùng cha mẹ còn hoang mang,lo sợ. Còn những ngươi lính lâu nay quen với trận mạc vẫn có một đội ngũ chỉnh tề, trang nghiêm dù đôi chân có đôi lúc chuệch choạc khi tiến qua lễ đài khiến cho buổi lễ chân thật, giản dị và mãi sâu lắng trong lòng những người có mặt.
Mấy ngày tiếp sau đó,chúng tôi vẫn đóng quân tại trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn để cùng với các đơn vị bạn hỗ trợ lực lượng Quân quản và chính quyền Cách mạng điều hành hoạt động xã hội đi vào nền nếp mới. Là quản ca của Đại đội, tôi được đồng chí chính trị viên giao nhiệm vụ cùng hai chiến sĩ cứ tối đến tổ chức giao lưu văn nghệ và dạy hát cho một nhóm sinh viên của trường đại học Kiến trúc. Cùng nhau say sưa “Dậy mà đi”, ”Tiếng hát những đêm không ngủ”, ”Tự nguyện”…đã trở thành quen thuộc với thế hệ sinh viên yêu nước ngày ấy. Cây ghita làm bằng ống pháo sáng với gỗ rừng của đội tuyên văn trung đoàn hồi ở Tây Nguyên cùng với cây ghita xịn của cánh sinh viên tạo thành một hoà âm kỳ diệu khi tập cho họ ca khúc “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”, ”Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây”, ”Hà Nội-Huế - Sài Gòn”… đã xoá đi cái mặc cảm về người Cộng sản trong con mắt các bạn trẻ mà bọn Tâm lý chiến trước đấy vẫn thường tuyên truyền, xuyên tạc. Có lẽ vì là nghề kiến trúc nên nữ sinh chắc không nhiều, trong nhóm sinh viên đến với chúng tôi chỉ có hai bạn là nữ.Tôi nhớ mãi một cô nữ sinh trẻ trung khá xinh tươi, duyên dáng . Có vẻ như em hơi cảm tình hơn với mình một chút thì phải bởi ngày ấy mình khá nhiệt huyết với các bạn, lại biết khá nhiều ca khúc gọi là trữ tình mà thời học sinh, sinh viên cho tới những ngày trong quân ngũ bọn mình chỉ dám “Hát vụng”với nhau thôi. Một lần em thỏ thẻ bảo tôi : “Ba mẹ em rất muốn gặp mặt anh Giải phóng”. Tôi nhanh nhẩu, hào phóng : “Vậy tối mai em mời ba mẹ em tới đây thăm bọn anh luôn”. Tất nhiên lời mời ấy được đáp lại bằng một cái gật đầu và…chấm hết. Thời gian qua nhanh, đêm trước ngày chúng tôi nhận lệnh cơ động về đóng quân ở căn cứ Đồng Dù. Củ Chi, không hiểu sao mà cánh sinh viên lại biết được cái điều bí mật ấy. Tay nhóm trưởng dí dỏm :”Hồng hát tặng anh Hoan một bài đi”. Em thản nhiên cất giọng “Trên đất mẹ nắng hồng như lụa….” bài hát mà tôi mới dạy cho riêng em hôm trước. Mọi người nhìn tôi chằm chằm với ánh mắt đầy thiện cảm còn tôi thì mặt nóng bừng, tay chân lóng nga lóng ngóng chẳng nói được lời cảm ơn khi bài hát kết thúc. Lúc chia tay, em giúi vào tay tôi một gói nhỏ, tôi vội mở ra ngay. Một cái bật lửa ga, một cuốn Album “nhấp nháy” nho nhỏ, một chiếc đòng hồ tay hiệu Senko. Lúng túng trong tâm trạng lưu luyến tôi ấp úng giải thích cho em nghe về 12 điều kỷ luật của Quân đội rồi chỉ nhận cái bật lửa “Để mỗi lần hút thuốc lại nhớ tới em”. Em quay mặt đi nhanh, tôi vẫn kịp nhìn thấy ánh mắt hờn giận của cô nữ sinh Sài Gòn trẻ trung xinh tươi và duyên dáng ấy.
Trở về căn cứ Đồng Dù,bận rộn với công việc của người lính sau chiến tranh, rồi đi học, rồi những năm tháng tham gia cuộc chiến biên giới Tây Nam-Căm Pu Chia , những năm tháng làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ở miền Bắc và sau này là gần 30 năm trở lại gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên thân yêu. Nhiều lần trở lại thành phố Hồ Chí Minh đi công tác,thăm quan học tập, đi du lịch cùng vợ con…Dấu chân những ngày cuối tháng Tư, đầu tháng Năm lịch sử ấy mãi còn in đậm trong trí nhớ của chúng tôi dẫu đường phố và con người đã nhiều đổi thay. Lại thêm một ngày 30/4 qua đi và những ngày tháng 5 chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Từ giữa lòng Thủ đô thân yêu bất chợt lời ca “…Huế cầm tay Sài Gòn,Hà Nội…” vọng tới làm tôi bồi hồi nhớ đến ký ức sâu sắc, vinh dự lớn lao của mình, của những đồng đội đã có mặt trong đội quân tiến vào giải phóng Sài Gòn ngày 30/4/1975. Thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc.
Sáng hôm sau (01/5).Trung đoàn tổ chức lễ mít tinh chào mừng ngày Giải phóng hoàn toàn miền Nam-Thống nhất đất nước tại trường Trung học Lê Quý Đôn. Gặp lại Nguyễn Trọng Luân, Đinh Ngọc Sĩ, Ngô Văn Thịnh,Nguyễn Mạnh Tiêu, Trần Xuân Thiện,Nguyễn Vy Hợi…Những người lính cùng nhập ngũ,cùng vào chiến trường, chiến đấu ở các đơn vị thuộc Trung đoàn 64, Sư đoàn 320 từ những ngày đầu ở chiến trường Tây Nguyên cho đến trận toàn thắng lịch sử. Chúng tôi ôm chặt lấy nhau mà khóc vì vui mừng, khóc vì nhớ thương những đồng đội vừa ngã xuống trong trận đánh cuối cùng tại Củ Chi, sân bay Tân sơn Nhất, ngã tư Bẩy hiền…ngày hôm qua. Mặc dù không có nhiều thời gian chuẩn bị nhưng buổi lễ vẫn diễn ra thật trang trọng, vui tươi, phấn khởi. Nhìn ánh mắt các cháu học sinh múa hát chẳng ai tin rằng ngày hôm qua các cháu cùng cha mẹ còn hoang mang,lo sợ. Còn những ngươi lính lâu nay quen với trận mạc vẫn có một đội ngũ chỉnh tề, trang nghiêm dù đôi chân có đôi lúc chuệch choạc khi tiến qua lễ đài khiến cho buổi lễ chân thật, giản dị và mãi sâu lắng trong lòng những người có mặt.
Mấy ngày tiếp sau đó,chúng tôi vẫn đóng quân tại trường Đại học Kiến trúc Sài Gòn để cùng với các đơn vị bạn hỗ trợ lực lượng Quân quản và chính quyền Cách mạng điều hành hoạt động xã hội đi vào nền nếp mới. Là quản ca của Đại đội, tôi được đồng chí chính trị viên giao nhiệm vụ cùng hai chiến sĩ cứ tối đến tổ chức giao lưu văn nghệ và dạy hát cho một nhóm sinh viên của trường đại học Kiến trúc. Cùng nhau say sưa “Dậy mà đi”, ”Tiếng hát những đêm không ngủ”, ”Tự nguyện”…đã trở thành quen thuộc với thế hệ sinh viên yêu nước ngày ấy. Cây ghita làm bằng ống pháo sáng với gỗ rừng của đội tuyên văn trung đoàn hồi ở Tây Nguyên cùng với cây ghita xịn của cánh sinh viên tạo thành một hoà âm kỳ diệu khi tập cho họ ca khúc “Hồ Chí Minh đẹp nhất tên Người”, ”Trường Sơn Đông - Trường Sơn Tây”, ”Hà Nội-Huế - Sài Gòn”… đã xoá đi cái mặc cảm về người Cộng sản trong con mắt các bạn trẻ mà bọn Tâm lý chiến trước đấy vẫn thường tuyên truyền, xuyên tạc. Có lẽ vì là nghề kiến trúc nên nữ sinh chắc không nhiều, trong nhóm sinh viên đến với chúng tôi chỉ có hai bạn là nữ.Tôi nhớ mãi một cô nữ sinh trẻ trung khá xinh tươi, duyên dáng . Có vẻ như em hơi cảm tình hơn với mình một chút thì phải bởi ngày ấy mình khá nhiệt huyết với các bạn, lại biết khá nhiều ca khúc gọi là trữ tình mà thời học sinh, sinh viên cho tới những ngày trong quân ngũ bọn mình chỉ dám “Hát vụng”với nhau thôi. Một lần em thỏ thẻ bảo tôi : “Ba mẹ em rất muốn gặp mặt anh Giải phóng”. Tôi nhanh nhẩu, hào phóng : “Vậy tối mai em mời ba mẹ em tới đây thăm bọn anh luôn”. Tất nhiên lời mời ấy được đáp lại bằng một cái gật đầu và…chấm hết. Thời gian qua nhanh, đêm trước ngày chúng tôi nhận lệnh cơ động về đóng quân ở căn cứ Đồng Dù. Củ Chi, không hiểu sao mà cánh sinh viên lại biết được cái điều bí mật ấy. Tay nhóm trưởng dí dỏm :”Hồng hát tặng anh Hoan một bài đi”. Em thản nhiên cất giọng “Trên đất mẹ nắng hồng như lụa….” bài hát mà tôi mới dạy cho riêng em hôm trước. Mọi người nhìn tôi chằm chằm với ánh mắt đầy thiện cảm còn tôi thì mặt nóng bừng, tay chân lóng nga lóng ngóng chẳng nói được lời cảm ơn khi bài hát kết thúc. Lúc chia tay, em giúi vào tay tôi một gói nhỏ, tôi vội mở ra ngay. Một cái bật lửa ga, một cuốn Album “nhấp nháy” nho nhỏ, một chiếc đòng hồ tay hiệu Senko. Lúng túng trong tâm trạng lưu luyến tôi ấp úng giải thích cho em nghe về 12 điều kỷ luật của Quân đội rồi chỉ nhận cái bật lửa “Để mỗi lần hút thuốc lại nhớ tới em”. Em quay mặt đi nhanh, tôi vẫn kịp nhìn thấy ánh mắt hờn giận của cô nữ sinh Sài Gòn trẻ trung xinh tươi và duyên dáng ấy.
Trở về căn cứ Đồng Dù,bận rộn với công việc của người lính sau chiến tranh, rồi đi học, rồi những năm tháng tham gia cuộc chiến biên giới Tây Nam-Căm Pu Chia , những năm tháng làm nhiệm vụ huấn luyện, sẵn sàng chiến đấu ở miền Bắc và sau này là gần 30 năm trở lại gắn bó với mảnh đất Tây Nguyên thân yêu. Nhiều lần trở lại thành phố Hồ Chí Minh đi công tác,thăm quan học tập, đi du lịch cùng vợ con…Dấu chân những ngày cuối tháng Tư, đầu tháng Năm lịch sử ấy mãi còn in đậm trong trí nhớ của chúng tôi dẫu đường phố và con người đã nhiều đổi thay. Lại thêm một ngày 30/4 qua đi và những ngày tháng 5 chiến thắng vĩ đại trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc ta. Từ giữa lòng Thủ đô thân yêu bất chợt lời ca “…Huế cầm tay Sài Gòn,Hà Nội…” vọng tới làm tôi bồi hồi nhớ đến ký ức sâu sắc, vinh dự lớn lao của mình, của những đồng đội đã có mặt trong đội quân tiến vào giải phóng Sài Gòn ngày 30/4/1975. Thời khắc lịch sử hào hùng của dân tộc.