CHUYỆN ĐI GÙI VÀ NẮM CƠM VẮT CỦA CHÚ VIỆT CỘNG

BÀI VIẾT HƯỞNG ỨNG ĐỢT PHÁT ĐỘNG VIẾT VỀ KỶ NIỆM SÂU SẮC TRONG NHỮNG NĂM THÁNG SỐNG, CHIẾN ĐẤU TẠI MẶT TRẬN TÂY NGUYÊN VÀ QUÂN ĐOÀN 3 NHÂN KỶ NIỆM 45 NĂM NGÀY THÀNH LẬP QUÂN ĐOÀN 3 ( 26/3/1975 - 26/3/2020 )

CHUYỆN ĐI GÙI VÀ NẮM CƠM VẮT CỦA CHÚ VIỆT CỘNG
                                       Thanh Bình - E66


Tháng 6 ở Tây nguyên đang là mùa mưa, những cơn mưa không dứt kéo dài và hầu như ngày nào cũng vậy. Cứ đến mùa mưa, các đơn vị ở Tây nguyên lại phải đi gùi lương thực – vũ khí tất cả đều do đôi vai và đôi chân của cán bộ chiến sỹ đảm nhiệm.Ngày nào cũng vậy cứ 6h đơn vị xuất phát, lính mang theo quai gùi hoặc gùi để lên đường làm nhiệm vụ .G ùi được làm bằng bạt chống mưa của Mỹ, lính tự khâuanh nào cũng phải có.
c18 Thông tin nằm cách thị trấn Đắk-Tô-Tân cảnh về phía đông 30 phút đi bộ. Sau chiến thắng ĐắkTô-Tân cảnh 24-4-1972 thị trấn được giải phóng.Cả thị trấn hầu như chẳng còn mấy nhà nguyên vẹn,đường xá tan hoang,lúc đó chỉ còn lại ngôi chùa nằm trên sườn đồi hầu như còn nguyên. Trong chùa có bức tượng phật bà ngồi trên tòa sentrông rất to và đẹp.Chúng tôi đi gùi hay ghé vaò chùa nghỉ giải laovì chùa nằm cạnhcon đường từ thị trấnTân cảnh đi lên đi lên . Vậy mà chỉ mấy ngày sau máy bay địch ném bom san phẳng ngôi chùa,chắc chúng nghi ngờ có bộ đội ta trong đó,ngay cả cửa phật chúng cũng chẳng tha.
Cuộc sống của línhTây nguyên ngày ấy thực sự vất vả,đói khổđến cùng cực,thiếu thốn trăm bề. Nó đã vượt quá sức chịu đựng củatuổi trẻ chúng tôi thời đó.Songchúng tôi vẫn tự động viên nhau phải sống không lùi bước không thoái thác bất cứnhiệm vụ khó khăn nào.Tìm mọi cách để SINH TỒN,trong những quy định kỷ luật của quân đội.Thời đó tình cảm của cán bộ ,chiến sỹ như tình nghĩa anh emmột nhà.Mọi hành động gương mẫu của cán bộ là mệnh lệnh không lời để chiến sỹ tuân thủ và noi theo. Điều mà chúng tôi sợ nhấtkhông phải là bom đạn:vì bom đạn cũng chỉ đến trong khoảng khắc hoặc thời gian nhất định. Đối với lính chiến thường có câu : “pháo địch bắn chưa chắc đã trúng mà có trúng chưa chắc đã chết” để động viên nhau. Còn đói thì nó triền miên,nó dong ruổi tháng ngày, nó cồn cào gan ruột, bào mòn tuổi thanh xuân.Đó mới là điều lính Tây nguyên sợ nhất.
Năm 1971 tôi được biên chế về c18(trước gọi là c16 thông tin).Tiêu chuẩn của mỗi cán bộ chiến sỹ trong một tháng được 03kg gạo, 50gam mì chính,gần 1kg muối,2lạng thuốc vê(thuốc lá) tháng có tháng không . Chỉ có vậykéo dài đến hết năm và sang đến cuối tháng 4 năm sau.Sau khi chiến dịch Đắc Tô-Tân cảnh dành thắng lợi, đời sống bộ đội mới được nâng lên một chút,được tăng thêm 200g gạo mỗi ngày.Mỗi bữa đã được thêm lưng bát,sức trẻ đang tuổi ăn, tuổi lớn thì tăng thêm lưng bát cơm nữa bõ bèn gì!Ở hậu cứ thi thoảng còn được bữa cơmđộn sắn,tạm ấm cái bụng ,chứ ở đây chỉ có rau rừng.May cũng đang là đầu mùa mưa, việc đi lâý măng cũng thuận lợi hơn. Mâm cơm 6 người được chia một soong25 đầymăng thế mà lính ta đánh hết bay.Vì cuộc sống của cán bộ và chiến sỹ vô cùng kham khổ, nên Chỉ cần nhìnlà biết ngay là lính Tây nguyên, gầy gò vì đói ăn,da maí mái vì hậu quả của những trận sốt rừng,triền miên.
Nói chuyện đi gùi thì nhiều chuyện lắm…c18 thông tin được biên chế thành 3 trung đội.Thường lính của B vô tuyến là hiền nhất ,sau đếnB tổng đài và truyền đạt,láu cá nhất làB đường dây,hay tụt tạt ca cóng.Có lần đi gùi gạo cho mặt trận,khi nhập kho một số lính đường dây trút hết nước ở các bi đôngra sau đó nhét gạo vào bi đông rồi vùi bi đông vào gùi gạo nhập kho, sau khi nhập kho xong lại bí mật lấy lại bi đông thế là có chút gạo cho tiểu đội ca cóng.Hồi đóchuyện tụt tạt ca cóng mà cán bộ bắt được là ăn chắc kỷ luật.Đại đội cũng từng thi hành kỷ luật một cán bộ tiểu đội trưởng vì tội ca cóng.Mọi cái đều phải ăn tập trung tại bếp ăn đại đội ,Cán bộ và chiến sỹ cùng đồng cam cộng khổ có nhau Chứ không thể để; (Đắng cay chia sẻ ,Ngọt bùi ăn riêng)nghị quyết của chi bộ hàng tháng luôn được đề cập chống tư tưởng sống gấp.
Tôi còn nhớ có lần đơn vị đi gùi đường và bột đậu, gần tối thì lạc đường không tìm thấy đường ra. Bản đồ,địa bàn không cán bộ nào mang theo,nên đành ngủ laị rừng.Gần70 con người không một hạt gạo.Anh Lâm văn Nhị quê thanh hóa lúc đó là chính trị viên đại đội cùng mấy chiến sỹ ,đi tìm xem có đơn vị nào quanh đây xin được trợ gúp:
Gần một tiếng sau ,anh Nhị và mấy chiến sỹ mang về05kg gạo của đơn vị bạn chovay. Thế cũng là quí lắm rồi!.Vì gia cảnh của hầu hết các đơn vị ở Tây nguyên cũng như ta cả thôi, có dư dả gì đâu! mà đòi hỏi họ cho ta vay nhiều.Đúng là( lá rách ít đùm lá rách nhiều )thôi thì (một miếng khi đói , bằng một gói khi no) ta cũng phải ghi nhận tấm lòng của họ chứ!Anh Nhị nói:
Gần 70 con người ,có 05kg gạo quả thực cũng khó cho anh nuôi khi chia cơm,thế rồi cũng xong bữa! Quá nửa đêm trời mưa càng nặng hạt,tôi thức giấc bụng đói không ngủ được.Mùi đường từ chiếc gùi của tôi tỏa ra thật hấp dẫn ,nó như mời gọi quyến rũ, nước bọt trong miệng tôi tứa ra.Nếu tôi có lấy một thìa đườngđể ăn chắc cũng chẳng ai biết song tôi không đủ can đảm làm chuyện đó.Sáng hôm sau đơn vị hành quân để trả hàng vào kho ,toàn đơn vị số lượngđường dư 02kg, bột đậu dư 01kg.Tuy chỉ là việc nhỏ nhưng cấp trên đánh giá rất cao tính kỷ luật của đại đội thông tin.
Tôi gùi hai quả đạn cối 120 ly mỗi quả nặng 18kg. khi đi gùi lính thường sợ nhất gùi đạn cối và đạn b72.K hông phải vì nó nguy hiểm mà nó cồng kềnh và khó gùi .nếu gùi đạn b72 một quả đạn chỉ nặng có 09kg nhưng phải gùi cả chiếc hòm đựng đạn chiều dài chiếc hòm đó khoảng gần 130cm,Trọng lượng tất cả 30kg gùi trong rừng rậm thì nó là một cực hìnhvì nó vướng víu rất khó đi.Còn đạncối nó cứ trùng trục giữa lưng nặng trĩu đè lên vai rất khó chịu. Quãng đường đi từ ĐăK tô-Tân cảnh đến Diên bình cũng gần 5km, chúng tôi đi theo đường 14. Đường 14 lúc đó rất đẹp,đường nhựa bóng loáng phẳng lỳ. Qua thị trấn Tân cảnh hết dốc chừng 500m về Diên bình.Cách đây chưa đầy một tháng mũ sắt, quân tư trang của lính ngụy còn vứt ngổn ngang trên đương 14, xác ngụy vẫn còn nằm giải rác ở các bãi cỏ ven đường,bốc mùi kinh khủng. Chúng tôi hành quân qua cứ phải lấy khăn mặt bịt chặt mũi vừa đi vừa chạy mong thoát khỏi khu vực ấy. Cái mùi ấy ai mà được “thưởng thức” dù chỉ là một lần sẽ không bao giờ quên. Giờ chúng tôi đi qua“ cái mùi âý” không còn nữa.Những xác ngụyđã được mối đắp, theo các tư thế nằm chếtkhác nhau theo hình hài.Chỉ còn đôi giầy và chiếc mũ sắt vẫn còn nguyên ở vị trí ban đầu.Nhìn những thây xác lính ngụy chết mình không khỏi chạnh lòng. Khi còn sống họ là kẻ thù,nhưng khi chết đi suy cho cùng, họ cũng là một con người!nhìn cảnh họ không được chôn lấp kể cũng tội.Nhưng tất cả lỗi tại chiến tranh mà!..?
Vai bắt đầu cảm thấy ê ẩm ,tôi cúi xuống hất hai qủa đạn lên một chút cho vai và lưng đỡ mỏi .nắm cơm vắt treo ở thắt lưng lủng lẳng đu đưa, mới ăn sáng hơn một tiếng mà đã bắt đầu thấy đói cồn cào, nhất là lại nhìn thấy nó.Mặc dù nắm cơm chỉ to hơn “mặtđồng hồ thủy quân lục chiến một chút” lính ta vẫn hay nói đùa với nhau là vậy!Đó cũng là khẩu phần bữa trưa của chúng tôi được ăn với một chút mắm kem.NHìn thấy nó mà hấp dẫn làm sao,nhưng cũng xót xa làm sao!Đêm ngày chúng tôi chỉ mong ước làm sao được một bữa cơm no, thế là đã hạnh phúc lắm rồi!
Phùng văn Tích quê Tứ xã- Lâm thao-Phú thọ có nhiều “ cái cùng” với tôi: cùng nhập ngũ một ngày,cùng là đồng hương , cùng đơn vị ngoài Bắc,cùng làm liên lạc đại đội, cùng vào nam chiến đấu,cùng về đại đội 18, cùng ở tiểu đội 2wPRC25cùng được kết nạp đảng một ngày…Tính nóng như “hổ lửa”. Nhưng được cái thẳng tính không để bụng chấp nhặt nên ai cũng quý.Tích đi trước ngoái đầu lại hỏi tôi!
Bình mày có biết ông nào dẫn đầu đoàn đi gùi không?
Hôm nay ông Tỵ!
Trời!cái ông này mà dẫn đầu thì lính chỉ có ra bã!
Ông ấy mà ngẩng mặt lên thì trời đã trưa!
Anh Tỵ quê ở Yên phong Bắc ninh lúc đó anh là đại đội phó người chắc khỏe ,tính tình chất phác hòa đồng ,luôn cười nói với mọi người nên ai cũng quý.A nh đi cứ phăng phăng đầu luôn cúi xuốngnên lính thường nói: “ Ông ấy mà ngẩng mặt lên thì trời đã trưa”.Vì theo quy định cứ 50p thì nghỉ 10p nhiều lúc anh quên hay đi quá thời gian, lính kêu oai oái.Tối qua trời lại đổ mưa to và kéo dài ,giờ thì trời đã tạnhnắng ráo.Tôi lại lo như hai ngày trước khi đi không việc gì nhưng chiều tối lũ về nước sông lên cao . Cán bộ hội ý quyết định cho bộ đội dừng lại ngủ qua đêm để bảo đảm an toàn .Đêm đó toàn đơn vị nhịn đói tự tìm chỗ ngủ ở nương lúa hoặc các ruộng khoai lang đã đến ngày thu hoạch của dân .Vì đồng không mông quạnh,trời tối dân ở xamới được giải phóng nên bà con còn e ngại khi tiếp xúcvới bộ đội.Đơn vị bạnkhông biết ở chỗ nào để xintrợ giúpmà nhịn đói một bữa với lính Tây nguyên là chuyện thường.Còn ngủ sẵn tấm li lon( áo mưa) vừa làm chăn vừa làm chiếu mặc , cho cỏ ướt sương rơi mặc cho muỗi ở ven sông như trấu lính ta tự chọn cho mình tư thế và cách ngủ phù hợp đánh một giấc ngủ ngon lành sau một ngày đi gùi vất vả.
Sáng ra đơn vị tập hợp tổ chức vượt sông,thì đã thấy một số bà con ra kiểm tra đồng, khoai lang không bị đào bới phá phách nên bà con có cái nhìn thiện cảm hơn với bộ đội giải phóng.
Thị trấn Diên bình đang ở trước mặt chúng tôi, nói là thị trấnnhưng chỉ lưa thưa mấy mái nhà tôn, dânchủ yếu là người kinh,ở các tỉnh khác đến.
Một tốp phụ nữ chừng gần chục người đa phần còn rất trẻ .Họ làm cỏ lúa nương ở ngay cạnh đường chúng tôi đi đi qua vừa làm vừa trò chuyện,thi thoảng lại cười ré lên trêu chọc nhau.Bất giác tôi cảm thấy sự thanh bình và cuộc sống bắt đầu hồi sinh trên mảnh đất này.Đ iều mà ít ai có thể hình dungđược sự hồi sinh nhanh chóng ở chính nơi đâykhi mà tháng trước mịt mù bom đạn.Chúng tôi lầm lũi bướckhông một lời nói cử chỉ hành động nào trêu chọc họ.Không phải là chúng tôi không muốnmà thực lòng rất muốn ,vì ở rừng hàng tháng, hàng năm mà toàn “đực rựa” với nhau nên nhiều lúc thèm được nghe thấy tiếng nói,tiếng cười của người con gái.Vậy mà hôm nay đến anh chàng lém lỉnh nhất đơn vị,cũng im như “thóc đổ bồ” .Đúng là chỉ “ khôn nhà dại chợ”:vì chúng tôi hầu hết còn rất trẻ chưa được một lần cầm tay con gái,không mạnh bạo như thế hệ trẻ bây giờ,nên “khôn nhà dại chợ” là điều dễ hiểu.
Đến Diên bình rồi!Liên nói:
Đúng như dự đoán của tôi, nước lũ về toàn đơn vị tạm nghỉ chờ nước rút rồi mới vượt sông, giờ mới gần 8h.Cách chỗ tôi và Liên không xa một tốp bà con đang xúm lại quanh đứa trẻ, họ đang bàn luận gì vậy?.tôi hỏi Liên.
Tôi và Liên tiến về phía họ mặt họ quay về hướng chúng tôi, các cặp mắt đang đổ dồn về phía chúng tôi.Chúng tôi đến thấy một bé trai chừng 5 tuổi da trắng xanh người gầy,mặt và chân tay đầy nốt muỗi và vắt cắn cậu bé trông có vẻ yếu và đói lắm.Một má chừng 50 tuổi ôm cậu bé nói:
Má nó và hai con con vô rừng, chạy loạn gần tháng naygạo hết nên lần ra đây tìm đường vô thị xã Kon tum mong tìm người thân.Khổ nhịn ăn mấy bữa rồi!Thằng bé đang đói lả đây nè!
Không do dựLiên liền lấy nắm cơm của mình đưa cho cháu bé, này chú cho cầm ăn đi cháu, đứa bé nhìn Liên sợ sệt ngập ngừng chưa dám cầm,
Xin chú cầm ăn đi con!nghe bà má nói nó yên tâm, mạnh dạn hơn nó nói lý nhí:Con xin chú Việt cộng ạ!
Cầm nắm cơm nó vội đưa lên miệng cắn, ănngon lành trông nó có vẻ tươi tỉnh nhanh nhẹn hẳn lên!
Một chị chừng 30 tuổi trên tay còn bế một bé chừng gần 2 tuổi ,nókhóc không thành tiếng chắc nó mệt và khát sữa lắm?
Thằng bé thấy má nó liền chạy lại khoe:
Má ơi!chú Việt cộng cho con cơm vắt nè!
Má nó sững người nét mặt bối rối sợ sệt,khi nghe con mình gọi chúng tôi là Việt cộng !
Ấy!sao con lại gọi thế!Con xin lỗi các ông
Chị đừng xưng hô như vậy! chúng tôi còn trẻ và ít tuổi hơn chị:Tôi vội đỡ lời chị Chị sợ chúng tôi bị xúc phạm nên càng lo và bối rối, nét mặt vốn đã hốc hác bởi bao ngày trốn chạy đói khát, trông càng tiều tụy hơn.Đôi dòng nước mắt chảy dài trên khuôn mặt người thiếu phụ, nhưng ẩn sau khuôn mặt ấy vẫn giữ được nét đoan trang của một thời thiếu nữ.
Tôi cũng lấy nắm cơm của tôi đưa cho chị.
Chị cầm lấychị và cháu ăn đi!
Chị còn e dè chưa dám cầm ngay.
Kìa chị cầm lấy cho bé ăn đi: cháu đói rồi!
Xin cảm ơn các chú giải phóng!(Chị nhanh chóng đổi cách xưng hô)
Đứa bé thấy trên tay má nó cầm một vật, liền ngừng khóc hai tay vồ lấy, chị ngăn tay bé lạibẻ nhỏ miếng cơm đút vào miệng bé, nhìn bé ăn trông thật đáng yêu...Nhìn gia cảnh của người thiếu phụ mà thấy xót xa,ái ngạivới tương lai đang chờ họ ở phía trước là gì ?... Tôi thực sự thấu cảm khi chiến tranh xảy ra thì người đầu tiên phải chịu khổ và thiệt thòi nhất vẫn là NHÂN DÂN và những người LÍNH cầm súng trực tiếp trên chiến trường.
Khi thấy chị đã dần bình tâm:
Thế chị sợ Việt cộng lắm phải không?
Chị ậm ừ!các chú thông cảm, dân chỉ được biết qua tuyên truyền của chế độ ông Thiệu nói:Việt cộng rất tàn ác, chúng cướp bóc, hãm hiếp phụ nữ , bắn giết người già và trẻ nhỏ…tôi cũng hoàn toàn thông cảm với người dân nói chung và gia đìnhchị nói riêng khi mà họ đã sống ở chế độ đó hàng chục năm.Được cả một hệ thống chiến tranh tâm lý tuyên truyền,đầu độc với một ý thức hệ chống cộng điên cuồng.
Vậy chị thấy chúng tôi có tàn ác như chế độ ông Thiệu tuyên truyềnkhông? Chồng em là lính VNCH, giờ chẳng biết còn sống hay chết.Khi Đắk tô- Tân cảnh chiến sự nổ ra, ba má con em cùng vô rừng với bà con lánh nạn:(Chị không trả lời thẳng vào câu mà tôi hỏichị .Vì ở đó còn có điều gì trắc ẩn mà chị không muốn nói ra).Ba má con lặn lội rừng sâuđói khát, muỗi vắt chích hoài ,nên đành ra bến sông này tim đường về thị xã Kon tum mong tìm được người thân. Nói đến đâychị lại sụt sịt:
Các má vây quanh ba má con, khuyên giải thôi nên ở lại đây!đường vào thị xã Kon tum xa lắm, xe đò chẳng có thân gái dặm trường lại còn hai con nhỏ nữa biết bao nguy hiểm đang rình rập biết xoay sở làmsao?
Sự động viên khuyên giải,tấm lòng cưu mang của mọi người làm chị cũng bìnhtâm hơn
Con xin cảm ơn tất cả mọi người!Cảm ơn các chú bộ đội giải phóng!
Nói rồi mắt chị lại ngấn lệ .N ước sông đã rút, lệnh hành quânđược phát ra.Tôi và Liên vội chào chị và tất cả mọi người, mọi người tươi cười nhìn chúng tôi với cái nhìn trìu mến !và quý trọng;
Có tiếng ai trong các má nói:các chú bộ đội giải phóng tốt thật mà lại hiền khô nữa!
Trưa nay ăn bữa cơm được đồng đội cùng san sẻ “ cảnh lá rách ít, đùm lá ráchnhiều”.Nhưng chúng tôi được cái lớn hơn:Đó là tình cảm của những người dânmới được giải phóng, họ chứng kiến những hành động ,cử chỉ cao đẹp của chúng tôi,họ nhìn bằng sự ngưỡng mộ và kính trọng, điều đó đã nói lên tất cả.
Lần đó chúng tôi được đại đội biểu dương, khen ngợi trước đơn vị, về bài học trong công tác dân vận với đồng bào trong vùng mới được giải phóng.
Liên anh Quê ở Quỳnh phụ -Thái bình anh nhập ngũ năm 1969 ,trước tôi một năm .Sau giải phóng anh chuyển ngành về làm cán bộ ở sở điện lực tại thành phố Đà lạt. nay anh đã nghỉ hưu .Năm 2012 số CCB c18 đã đến thăm gia đình anh .Sau gần 40 năm anh em mới lại được gặp nhau tay bắt mặt mừng ,vẫn tính vồn vã sởi lởi,chân chất thương người của Bích Liên ngày xưa mà chúng tôi vẫn gọi.
Nếu gia đình chị còn lưu lại tại Kon tum,cái cậu bé gọi chúng tôi là Việt cộng ấy giờ cũng gần 50 tuổi rồi .Tôi nhớ maĩ bến xưa lối cũ đi gùi,nhớ cái bến sông Diên bình mùa mưa năm 1972 ấy!