NHỚ MỘT THỜI Ở ĐỘI TUYÊN VĂN TRUNG ĐOÀN 66

NHỚ MỘT THỜI Ở ĐỘI TUYÊN VĂN TRUNG ĐOÀN 66

Nguyễn Ngọc Thành - Đội tuyên văn E66

Đầu Năm 1971 tôi & 3 đồng đội được bổ xung vào Đội TV của E66 - F10 . Sau những ngày dài hành quân vất vả vượt Trường Sơn . Khác với các đồng đội của tôi , họ lần lượt được bổ xung cho các đơn vị chiến đấu của E 66 . Tôi và 3 người khác được Trợ lý chính trị của E66 anh Lê Hải Triều nhận về (đó là những người có năng khướu ca hát được cán bộ khung bàn giao quân giới thiệu ) . Thời kỳ này đang vào mùa mưa . Toàn E66 đã được rút về hậu cứ ( Chư Hinh - Chư Đô - Huyện 67 ) . Nay là Khu vực Ngã 3 biên giới Huyện Sa Thầy để XD hậu cứ , tăng gia SX , chỉnh huấn chỉnh quân , bổ xung lực lượng , huấn luyện cơ bản đánh tập đoàn cứ điểm nhằm chuẩn bị cho kế hoạch tác chiến Xuân - Hè 1972 . Đây cũng là thời kỳ đói nhất của lính Tây nguyên . Hàng ngày , mỗi chiến sĩ sinh hoạt chỉ có 1, 5 lạng gạo chia ăn 3 bữa ( mỗi bữa tương đương lưng 1 bát cơm nếu không có gì nấu độn vào ) . Tiêu chuẩn thực phẩm kèm theo ( 01 lạng mì chính + 01 lạng mắm kem + 01 lạng muối ) / tháng . Thức ăn hàng ngày chủ yếu là măng rừng , rau rừng ( tàu bay , môn thục , lá xung , lá sắn , lá vả ....) , quả rừng ( quả xung , quả vả , củ chuối ) .... nghĩa là thượng vàng hạ cám kiếm được cái gì ăn cái nấy độn vào cho no bụng là được . Ấy thế mà lính mới vào chúng tôi được Ban Chính trị chiêu đãi 1 bữa gặp mặt : 02 lạng gạo/ 1 xuất ăn . Thức ăn mặn gồm nước chấm gạo rang thay = nước chấm mắm kem và một ít măng rừng kiếm được. Thế rồi ít ngày sau đó chúng tôi được học tập tìm hiểu về truyền thống của E66 , các chiến thắng nổi bật : PLây me - trận đầu thắng Mỹ , chiến thắng tại Thung lũng Iad răng ; Đức cơ , Đức lập , Bù gia mập ; các chiến thắng trong các chiến dịch gần nhất như Ngok Rinh Rua , Ngok Tô Ba ... Những gương chiến đấu điển hình như Vương Văn Chài C2 - K7 ; Anh hùng Nguyễn văn Bảy CTV K7 , anh Hợi - CTV C11- K9 ...Các trợ lý của Ban Chính trị còn xác định thêm nhiệm vụ chính trị, nội dung tuyên truyền, đối tượng phục vụ của Đội Tuyên văn trong thời gian tới . Cũng trong thời gian này một số các đồng chí tuyên văn cũ cũng được triệu tập lên Ban Chính trị từ các đơn vị trong toàn E 66 . Kế sau đó là những ngày tham gia công việc phát nương , tăng gia SX ( định mức phát nương 100 - 200m2 / người/ mỗi ngày ) . Mỗi buổi phát nương chúng tôi ra đi từ lúc trời còn mù sương và chỉ trở về nghỉ khi trời đã tắt nắng . Gian khổ ở chỗ : Đói như vậy nhưng nương , rãy có sắn non cũng không được ăn . Sắn quy định trồng 2 năm mới được thu hoạch . Thậm chí mình trồng cho đơn vị khác ăn ..Đi công tác dọc đường nếu có tư tỏi , ca cóng , đào sắn trộm luộc ăn ( kể cả của dân ) nếu bị phát hiện đều bị kiểm điểm quy tội vi phạm đạo đức khí tiết ....Tiếp đến lại là những ngày lấy gạo , thực phẩm , nhu yếu phẩm . Các kho này thường nằm ngoài đường dây , cách xa chỗ đóng quân 3- 4 ngày đường rừng .Cứ suốt ngày trèo đèo lội suối , mưa rừng , cơm vắt , triền miên ....Thế rồi điều mà chúng tôi mong đợi cũng đã đến . Sau những ngày dài tăng gia sản xuất , phát nương , trồng dẫy , gùi gạo , gùi thực phẩm dự trữ ... Toàn E66 lại bước vào mùa huấn luyện . Đội Tuyên Văn chúng tôi chính thức tập hợp lại để xây dựng các chương trình biểu diễn , phục vụ . Chúng tôi đã không quản ngày đêm , hăng say luyện tập để biểu diễn phục vụ cho các đợt tập huấn cán bộ tại Trung đoàn bộ & luân phiên đi biểu diễn , phục vụ các tiểu đoàn , các đại đội trực thuộc trong toàn E cho tới ngày Mặt trận Tây nguyên cùng E66 bước vào Chiến dịch Xuân hè 1972 với mục tiêu Giải phóng toàn bộ Huyện Đắc Tô - Tân cảnh . Thiết lập vùng giải phóng rộng lớn ỏ Tây Bắc TX Kon Tum. Tôi nghĩ rằng cùng vào thời điểm này các đồng đội của tôi ở Các đội Tuyên văn E28 ; E 95 ; E 40 ... cũng đang thực hiện các nhiệm vụ chính trị tương tự như vậy . Phương thức hoạt động chủ yếu của các đội Tuyên văn bấy giờ thường là : Khi kết thúc chiến dịch , các đơn vị rút về hậu cứ để củng cố , bổ xung lực lượng cũng là lúc đội tuyên văn các E được triệu tập để biểu diễn phục vụ . Khi chuẩn bị bước vào 1 chiến dịch mới thì Đội TV giải thể, ai ở đâu trả về đó để tiếp tục tham gia chiến đấu hoặc phục vụ chiến đấu tại các đơn vị . Sau mùa chiến dịch nếu còn sống, tiếp tục được gọi lên để phục vụ , thiếu thì bổ xung mới thêm người ...Trước khi thành lập F10 . Các đội TV của các E thường hoạt động độc lập trên từng địa bàn đóng quân của đơn vị mình . Biên chế của mỗi đội khoảng từ 10- 15 người được tập hợp từ các đơn vị lên , đó là những đồng chí có khả năng về văn hóa văn nghệ . Đội TV khi đó được biên chế vào tiểu ban Tuyên huấn thuộc Ban Chính trị các E. Nhiệm vụ của chúng tôi không chỉ biểu diễn văn nghệ mà còn kết hơp tuyên truyền cả về tranh vẽ , tranh cổ động , báo tường , thơ ca , hò vè , nói chuyện thời sự ....cho toàn thể cán bộ , chiến sĩ các đơn vị , đặc biệt là các đơn vị chuẩn bị đi nhận nhiệm vụ chiến đấu mới ...Các đội TV không có nữ ( kể cả cấp Sư đoàn sau này ) Do nhu cầu cơ động liên tục , tính chiến đấu cao , kỷ luật sắt của lính bộ binh ngay cả thông tin . quân y cũng không có nữ . Thời kỳ này đối tượng phục vụ của các đội TV là cán bộ , chiến sĩ của chính đơn vị mình . Không giao lưu phục vụ với dân và các đơn vị địa phương ( kể cả lực lượng vũ trang địa phương trên địa bàn đóng quân )vì phải tuyệt đối giữ bí mật quân sự nơi đóng quân . Cuối 1972 đặc biệt Sau ký kết Hiệp định Pa ri ( thời kỳ tiền thành lập các Quân , Sư đoàn ) Các đội TV các E thường tái hợp nhưng không hợp nhất thành 1 đội mà chỉ chọn lọc ghép chung 1 chương trình để phục vụ các đơn vị trong và ngoài F10 ( kể cả các cơ quan dân chính đảng và nhán dân các vùng mới giải phóng ) kết hợp biểu diễn cùng với Văn công Quân khu I mới được điều động vào B3 theo yêu cầu nhiệm vụ của từng thời kỳ mà Bộ Tư lệnh Mặt trận Tây. Nguyên và Bộ Tư lệnh F10 giao . Thời kỳ trước thành lập F10 Các đội TV của E66 + E28 + E95 cũng có các đợt lưu diễn chung ( thường là sau các kỳ hội diễn ). Sau ngày thành lập F10 thì E24 ngoài Bắc bổ xung vào ; E95 tách khỏi F10 . Đội hình TV F10 còn lại 3 đơn vị thường xuyên đi lưu diễn với nhau ( E66 + E28 + E24 ) theo mô hình kể trên cho tới thời điểm toàn Binh đoàn Tây Nguyên nói chung ; E66 nói riêng chuẩn bị hành quân cho chiến dich đánh Ban Mê Thuột & Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử sau này ... Các tiết mục biểu diễn của đội 100% là tự biên tự diễn . không một ai được qua đào tạo hoặc có chuyên môn nghiệp vụ làm diễn viên , sáng tác , đạo diễn . Trình độ nghệ thuật có thể nói là ABC . Nhạc cụ.đa phần là tự chế : sáo , nhị , bầu , đàn thập lục , đàn Tơ rưng , bộ gõ ..Sau mới có đàn Măng đô luyn + Ghi ta từ Bắc gửi bổ xung vào trên cơ sở tự phân nhau học , tự đánh . Không một ai có trình độ nhạc lý cả . Mỗi cá nhân trong một buổi biểu diễn phải đảm nhận 2 - 3 tiết mục với các thể loại khác nhau như: hát mới , hát chèo, ngâm thơ hoặc diễn kịch , múa , đánh đàn hoặc đơn ca , tấu sáo , kéo nhị .....Mỗi đội TV khi đó đều có một thế mạnh riêng : E 66 mạnh về múa và hoạt cảnh Chèo . E28 mạnh về tấu hề , dân ca nghệ tĩnh , bài chòi . E24 mạnh về hát mới ,hát Chầu văn & hòa tấu nhạc cụ ...Về trang thiết bị biểu diễn , trình độ nghệ thuật nói chung E24 toàn diện hơn cả vì được trang bị ngay từ đầu ngoài Bắc chuyển vào . Đội ngũ cũng đồng đều và bài bản hơn . Nhưng vì hoạt động nghệ thuật khi đó theo chỉ đạo không chỉ chú ý xây dựng về kỹ năng biểu diễn mà còn quan tâm cả về công tác chính trị . Không thể để một E66 có truyền thống trận đâu thắng Mỹ . Một quả đấm thép của mặt trận Tây nguyên lại có kết quả công diễn thấp hơn các đơn vị khác . Là người trong cuộc tôi rất thấu hiểu các vấn đề tế nhị đó.mỗi khi bình xét , chấm điểm . Đó cũng chính là nghệ thuật trong công tác chính trị , xây dựng lực lượng của QĐ ta , của đường lối chiến tranh Nhân dân mà chính Mỹ - Ngụy đã phải thua trận mà không thể nào hiểu được . Có thể nói những năm tháng gian khổ ác liệt đó bộ đội ta ở chiến trường nói chung . Cán bộ chiến sỹ F10 nói riêng còn rất đói khát cả về vật chất lẫn đời sống tinh thần . Thèm khát được nhìn thấy 1 người phụ nữ , được nghe 1 tiếng khóc trẻ thơ , đươc nhìn 1 áng khói lam chiều phảng phất trên các mái nhà ..Tất cả chỉ còn trong mơ tưởng dĩ vãng , trong ký ức về tuổi thơ , về quê hương , cha mẹ , người thân . Nhiều đồng chí , đồng đội còn mãi mãi ra đi nơi núi rừng hoang dã , nơi đất khách quê người ., mà không biết có ngày đoàn tụ , không biết bao giờ hài cốt được trở về quê mẹ . Để được xem biểu diễn 1 buổi nghệ thuật quả là 1 chuyện hiếm hoi . Cả Tây nguyên khi đó chỉ có 1 đội Văn công B3 .Nhiều đơn vị hàng năm không được xem biểu diễn 1 lần .May thay chính các đội TV của các E đã làm thay được điều đó . Người chiến sỹ chỉ biết chấp nhận cây nhà lá vườn , tự động viên lẫn nhau để khắc phục mọi khó khăn hàng ngày , để bồi đắp thêm ý chí chiến đấu , để sẵn sàng hy sinh mỗi khi ra trận vì độc lập tự do của Tổ Quốc . Những ai ở Tây nguyên khi đó không thể nào quên được các tiết mục có ý nghĩa sâu sắc như : Hoạt cảnh Chèo " Nghĩa tình đồng đội " Sáng tác : Đình Chi quê Ứng Hòa - Hà Tây ( nay thuộc Hà nội ) .Hay điệu múa " Đưa em đi hái măng rừng " có 2 nam đóng giả 2 cô gái Tây nguyên của E66 mà Tôi và anh Bùi Đình Chung quê Lập thạch đảm nhận đã đem lại biết bao hứng khởi cho chiến sỹ đồng bào trên vùng GP Bắc Kon Tum . Còn đây Tiết mục Hề Chèo ( do hai anh Đượng ; Sự biểu diễn ) , hát ví dặm , dân ca bài chòi của TV E28 do anh Luyện quê khu 4 đảm nhiệm . Còn đây các ca khúc nổi tiếng Sáng tác của Liệt sỹ Trịnh Xuân Then -Tuyên văn E24 đó là các Ca khúc " Cái hầm Kèo " ca khúc " Chiến thắng Kon Dốc " còn vang mãi trên núi rừng Tây nguyên không thua kém sáng tác của các nhạc sỹ chuyên nghiệp . Và còn nữa Anh Xạ - E24 quê Hải Phòng vừa đàn vừa hát Chầu văn . Anh Trần Lộc cũng quê Hà Nội E - 24 tự sáng tác và biểu diễn bài " Tây nguyên dậy sóng biển Đông" " ....và còn biết bao các tiết mục khác nữa đã ghi đậm dấu ấn một thời của mảnh đất Tây nguyên đầy nắng & đầy gió này. Đối với chúng tôi những chiến sĩ hoạt động trên lĩnh vực văn hóa , văn nghệ thời đó cũng không bao giờ quên được những tình cảm chia ngọt sẻ bùi của biết bao cán bộ , chiến sỹ đồng bào ở những nơi mình được phục vụ . Quên sao được mỗi khi xuống từng đơn vị , dù phải đốt đuốc để biểu diễn , tự san tạm mặt bằng để múa hát , không có loa đài để phục vụ , đàn hát chỉ biểu diễn vo . Song tất cả là sự cảm thông , chia sẻ bằng những ánh mắt nụ cười rạng rỡ đôi khi cả bằng những giọt nước mắt thắm tình đồng chí , đồng đội , đồng hương . Biết rằng ngày mai chúng ta lại phải tạm xa nhau thậm chí không biết bao giờ được gặp lại Vượt lên tất cả là các bữa ăn được cải thiện tốt nhất trong điều kiện có thể tại thời điểm .Thậm chí các anh cán bộ C ; D còn dành cả tiêu chuẩn ít ỏi của mình như cân đường , hộp sữa để nấu chè , nấu kẹo bồi dưỡng cho đoàn sau các buổi biểu diễn . Quên sao được tình cảm của đồng bào Tây nguyên mỗi khi đến phục vụ . Có những bản xa hàng ngày đường rừng bà con đến từ hôm trước , ngủ lại trên sân khấu . Họ tự phân nhau từ bao giờ không biết . Bản thì mang gà , bản mang rượu , mang gạo ., rau rừng , củ mì .... nghĩa là có gì mang nấy để ủng hộ cho bộ đội . Họ cùng ăn , cùng liên hoan múa hát với bộ đội thâu đêm suốt sáng . Có những bản diễn viên đông hơn cả người xem . Có những tiết mục đóng con gái khi biểu diễn xong tiết mục đó dân không xem phía trước sân khấu mà dồn hết về hậu trướng hoặc 2 bên cánh gà để xem có nữ diễn viên thật hay không ? Trong khi đó ngay từ chiều trước buổi biểu diễn chúng tôi đã phải nói dối "Tối mới có văn công nữ " . Đối với các đơn vị dân chính Đảng tình cảm sâu đậm lại thể hiện một cách khác . Các chị em dân chính quê Bắc như giáo viên , thông tin , y bác sĩ bổ xung làm khung cho các cơ quan dân chính đảng họ có nỗi khổ riêng vì đều phải sống đơn độc . Hàng ngày phải hy sinh tuổi thanh xuân phục vụ công tác với các cán bộ nằm vùng tuổi cha ông hay các cán bộ người dân tộc luôn bất đồng cả về ngôn ngữ ., lối sống , tình cảm riêng tư . Mỗi lần gặp lại chị em, chúng tôi chỉ nhìn nhau mà khóc , mà chia sẻ , động viên lẫn nhau an tâm chiến đấu & công tác Cố gắng lắm thì tổ chức được 1 bữa liên hoan với nghĩa tình đồng đội , đồng hương ..rồi lại động viên nhau để chia tay hẹn ngày gặp lại . ...Còn biết bao , biết bao các kỷ niệm khác nữa kể sao cho hết được .....Tháng1/ 1975 tôi được ra Bắc an dưỡng và điều trị vì căn bệnh sốt rét trong khi đồng đội tôi nhiều đồng chí đã quay trở lại các đơn vị chiến đấu và phục vụ . Một số đã cùng đơn vị đi trước để chuẩn bị cho trận đánh Ban Mê Thuột mở màn cho Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử. Sau 30/ 4/ 1975 và chiến tranh biên giới Tây Nam tôi được biết nhiều đồng đội Tuyên Văn đã hy sinh anh dũng trong nhiều trận đánh ác liệt như Anh Văn - E66 , Anh Trịnh Sơn Then , anh Khúc Duy My , anh Nguyễn Đức Thành - E24 , anh Toàn E 28 ...vv và một số anh khác được đồng đội thông tin mà tôi không nhớ hết tên ... .Một số anh em dù có ngày đoàn tụ , ít nhiều có hạnh phúc , thành đạt ở các cương vị khác nhau nhưng nay tuổi đã cao ; sức khỏe yếu, không chiến thắng được các căn bệnh hiểm nghèo cũng đã trở về nơi chín suối . Nhưng tôi tin rằng các ký ức về họ & các anh vẫn có quyền tự hào về những ngày đã sống và chiến đấu trên mảnh đất Tây nguyên Anh hùng .