CUỘC TRUY KÍCH THẦN TỐC TRÊN ĐƯỜNG SỐ 7

Trong lịch sử cuộc kháng chiến của Dân tộc ta chưa có một cuộc rút chạy nào của địch lại thảm bại như cuộc rút chạy của Quân đoàn 2 địch trên đường 7 ( tháng 3/1975 ) . Cả một Quân đoàn với hàng vạn sỹ quan và binh lính cùng vài ngàn xe các loại , cùng rất nhiều phương tiện chiến tranh chỉ trong vòng một tuần đã gần như bị xoá sổ . Chiến thắng này đã góp phần quan trọng vào chiến thắng chung của cả nước , giải phóng hoàn toàn Miền Nam , thống nhất đất nước . Trang Lính Tây Nguyên xin giới thiệu cùng bạn đọc bài viết của Trần Tiến Hoạt - Sư đoàn 320 về trận truy kích tiêu diệt Quân đoàn 2 địch tháo chạy trên đường 7 - tháng 3/1975.

CUỘC TRUY KÍCH THẦN TỐC TRÊN ĐƯỜNG SỐ 7

                                       
Sau khi Buôn Ma Thuột thất thủ và đặc biệt sau khi Sư đoàn 23 , lực lượng mạnh nhất của địch ở Quân khu 2 thất bại thảm hại sau khi tổ chức tái chiếm Buôn Ma Thuột . Ngày 14/3/1975 , Tổng thống Việt Nam cộng hoà Nguyễn Văn Thiệu không còn cách nào khác phải ra lệnh rút quân khỏi Cao Nguyên . Để đảm bảo bí mật , bất ngờ và an toàn cho cuộc rút chạy ! Bộ tư lệnh Quân đoàn 2 địch quyết định chọn đường số 7 , một con đường đã hư hỏng nặng và bỏ hoang từ lâu để rút chạy . Để đảm bảo cho cuộc rút lui an toàn, hữu hiệu, Bộ tư lệnh quân đoàn 2 địch đã điều liên đoàn 7 biệt động quân đang trấn giữ Tây Bắc thị xã Kon Tum "ưu tiên" cho rút trước về án ngữ “đoạn đường nguy hiểm nhất” từ Đông thị xã Cheo Reo đến đèo Tu Na. Hai liên đoàn biệt động quân số 6 và 23 đang chốt giữ Thanh An, Thanh Bình (đường 19 Tây) tăng cường cho lữ đoàn 2 kỵ binh bảo vệ tuyến đường từ ngã ba Mỹ Thạch đến quận lỵ Sơn Hòa, yểm trợ cho công binh mở đường bắc cầu qua sông Ba. Lực lượng địa phương quân của hai tỉnh Phú Bốn, Phú Yên cũng được huy động tối đa vào công việc “phối trí bảo vệ lộ trình 7”.
Cuộc rút lui chiến lược lớn nhất của quân ngụy Sài Gòn bắt đầu. Suốt đêm 14 rạng ngày 15-3, sư đoàn 6 không quân liên tục chở quân và gia đinh (gồm cả người và đồ đạc) về Nha Trang. Trên đường phố thị xã Kon Tum và Plei Ku xe nhà binh chạy hỗn loạn. Hàng loạt đồn bốt , công sở bỗng bốc cháy ngùn ngụt sáng rực cả một vùng. Dân chúng đã biết cuộc “bỏ của chạy lấy người” của quân đoàn 2, cũng vội vã hè nhau chạy theo. Đường 14 Nam thị xã Pleo Ku đến ngã ba Mỹ Thạch (đầu đoạn đường 7) bỗng chật ních người và xe cộ các loại.
Trong những giờ phút đầy biến động đó, những tin tức khác thường ở hai thị xã Kon Tum và Plei Ku đều được đại diện Quân ủy Trung ương và Bộ Tổng Tư lệnh tại Mặt trận Tây Nguyên và Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên theo dõi chặt chẽ. Tối 15-3, đại diện Bộ Tổng Tư lệnh gọi điện thông báo cho Bộ Tư lệnh chiến dịch biết có hiện tượng địch rút bỏ Kon Tum , Plei Ku và chỉ thị khẩn trương chuẩn bị mọi mặt ngăn chặn và truy kích cuộc rút chạy này . 20h ngày 16/3 , Bộ Tổng tư lệnh thông báo chính thức cho Bộ Tư lệnh Chiến dịch Tây Nguyên : Địch đã rút chạy theo đường 7 , tổ chức truy kích ngay !
Căn cứ thực tế tình hình phát triển chiến dịch, Bộ Tư lệnh chiến dịch quyết định sử dụng Sư đoàn 320 đứng chân ở khu vực Thuần Mẫn được tăng cường một tiểu đoàn thiết giáp, một cụm pháo binh chiến dịch nhanh chóng chặn địch ở Đông Nam Cheo Reo, tiêu diệt quân đoàn 2 rút chạy . 21 giờ ngày 16-3, cả Sư đoàn 320 lao vào cuộc truy kích thần tốc kiên quyết không cho địch chạy thoát.
Cho đến bây giờ, mỗi khi nhắc lại cuộc chiến đấu hào hùng đó, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 320 vẫn chưa lý giải được cặn kẽ tại sao lúc đó với một đội hình rất phân tán: Trung đoàn 48 (thiếu Tiểu đoàn 3) đang truy quét địch ở Cẩm Ga - Thuần Mẫn; Trung đoàn 64 (thiếu Tiểu đoàn 9 đang chốt cắt đường 7B ở Tây thị xã Cheo Reo 10 km) đang đánh địch ở Đạt Lý, Phước An; Trung đoàn 9 đánh địch ở Kênh Săn (Phú Nhơn), hầu hết cách thị xã Cheo Reo từ 50 đến 130km mà họ lại có thế cơ động (bộ phận gần: 1 đêm, bộ phận xa: 1 ngày 1 đêm) đến địa điểm chiến đấu (đúng thời gian quy định, lập lá chắn thép khóa chặt bọn địch trong thung lũng Cheo Reo để tiêu diệt. Chỉ biết rằng, sau khi nhận lệnh truy kích địch trên đường 7, cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 320 không còn thời gian để ngồi mà tính toán nữa. Tất cả phải hành động, hành dộng thật khẩn trương, kiên quyết thì mới có thể giành được thắng lợi. Nếu để địch chạy thoát về đồng bằng là có tội với Tổ quốc, với nhân dân, với bao chiến sĩ đã đổ máu hy sinh trên chiến trường này.
Cuộc truy kích thần tốc trước hết diễn ra ở Tiểu đoàn 9 (Trung đoàn 64) – những người có công đầu trong việc chốt chặn tập đoàn quân địch rút chạy. 19 giờ tối 16-3, sau khi nhận được lệnh của Sư đoàn trương Kim Tuấn: “Bằng bất cứ giá nào sáng ngày 17-3, tiểu đoàn phải có mặt ở chân đèo Tu Na để chặn địch”, cả tiểu đoàn lập tức lao vào cuộc chạy đua với quân địch. Mặc đêm tối, đường xa, dốc đá tai mèo dựng đứng, bộ đội vẫn kiên trì - động viên nhau khẩn trương vận động. Nhiều đoạn rừng rậm, khe sâu bộ đội phải dùng nứa khô, dép cao su làm đuốc soi dường để vượt qua. Địch rút chạy bằng sức 1 mạnh cơ giới. Ta đuổi địch bằng “đôi chân vạn dặm”. Tới trưa ngày 17-3, Đại đội 11 (Tiểu đoàn 9) đã đến vị trí quy định chuẩn bị nổ phát súng đầu tiên trong cuộc truy kích dịch của Sư đoàn.
Cũng trong đêm ngày 16 và ngày 17-3, cơ quan hậu cần chiến dịch và Sư đoàn 320 đã huy động hơn 100 xe ô tô cấp tốc chở Trung đoàn 64 và một số đơn vị trực thuộc đang làm nhiệm vụ ở hướng Đạt Lý, Buôn Hồ về ngã ba Thuần Mẫn . Thiếu ô tô, bộ đội chạy bộ. Xe chạy hết tốc lực. Đổ quân xuống nơi quy định, xe lập tức quay lại đón bộ phận khác đang chạy bộ. Trên hướng Bắc, Trung đoàn 9 sau khi chiếm quận lỵ Phú Nhơn đã nhanh chóng hình thành mũi tiên công phía Bắc xuống thị xã Cheo Reo. Trung đoàn 48 đã chủ động, tích cực đưa Tiểu đoàn 2 theo đường 7B áp sát phía Tây Cheo Reo...
Sáng ngày 17-3, một số xe địch chạy lọt về Củng Sơn nhưng đại bộ phận tập đoàn rút chạy của quân đoàn 2 vẫn chưa chạy thoát. Trên đường 7 hàng nghìn xe quân sự của địch nối đuôi nhau ùn ùn đổ về thị xã Cheo Reo. Chúng chạy hàng tư, hàng năm lấn ra cả hai bên bìa rừng. Trên trời máy hay hộ tống trút bom, bắn rốc két, ngăn chặn phía sau, dọn đường phía trước và hai bên.
Đoàn xe địch qua khỏi thị xã Cheo Reo 4km gặp trận địa phục kích đầu tiên của Tiếu đoàn 9 (Trung đoàn 64), cả đoàn xe nhào ra hai bên đường, chạy vào rừng. Đến chiều ngày 17-3, “cánh cửa thép” phía Đông Nam thung lũng Cheo Reo đã được khóa chặt. Lực lượng cơ bản của tập đoàn rút chạy đã bị nhốt chặt như cá nằm trong giỏ.
“Thị xã Cheo Reo, người và xe các loại chật ních không có chỗ chen chân. Nạn cướp giật hoành hành. Không khí ngột ngạt đến nghẹt thở. Mờ sáng ngày 18, địch củng cố lại đội hình, dùng hai thiết đoàn xe tăng mở đường chạy về Củng Sơn. Tiểu đoàn 9 ngoan cường, nổ súng dữ dội vào đoàn xe địch. Xe tăng, xe bọc thép liều chết mở hết tốc độ lao qua cầu Ea Nu. cầu sập. Xe và lính rơi xuống sông. Đường tắc nghẽn, địch bỏ xe tản vào rừng, lội sang sông Ba. Lúc này lực lượng lớn của Sư đoàn 320 đuổi kịp đánh thốc tới. Hàng trăm xe quân sự địch cháy nằm ngổn ngang hai bên đường và bãi sông”. Trong trận đánh táo bạo, quyết liệt này, Tiểu đội trưởng Nguyễn Vi Hợi, Đại đội 9 (Trung đoàn 64) nổi lên như một ngôi sao sáng chói. Qua hai ngày chiến đấu không biết mệt mỏi, một mình anh đã bắn cháy 12 xe bọc thép, diệt 20 tên, cùng đồng đội bắt sống 120 tên khác, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ.
Cùng trong ngày 18-3, Tiểu đoàn 1 Trung đoàn 48 đã cắt đứt đoạn đường từ Phú Thiện đi Cheo Reo, vây diệt 1 tiểu đoàn bảo an ở Cầu Cháy.
Thấy quân lính bị đánh quyết liệt cả bốn mặt, bọn chỉ huy địch đã cho 4 phi đội A37 và T28 oanh tạc bảo vệ đội hình. Nhưng không quân ngụy đã cuống cuồng ném bom vào liên đoàn 7 biệt động quân, làm chết và bị thương gần một tiểu đoàn, phá hủy một số xe quấn sự.
Cuộc truy kích thần tốc quân đoàn 2 ngụy của các Chiến sĩ Sư đoàn 320 mới bước sang ngày thứ hai đã thu được thắng lợi giòn giã và làm cho bọn địch hết sức nguyố. Đến nỗi tên chuẩn tướng Pham Duy Tất chỉ huy cuộc hành quân rút chạy đã phải kêu lên: “Tổn thất quá nặng nề gần như tan rã”|.
8 giờ ngày 18-3, để tạo thế tiêu diệt toàn hộ quân địch rút chạy, Bộ Tư lệnh chiến dịch lệnh cho Sư đoàn 320 nhanh chóng đánh chiếm thị xã Cheo Reo làm bàn đạp.
Chấp hành triệt để chỉ thị trên. 11 giờ ngày 18-3, Sư đoàn cho ba trận địa pháo cơ giới nhất loạt bắn phá các mục tiêu quan trọng trong thị xã. 16 giờ, từ hai hướng, Trung đoàn 48 và một bộ phận của Trung đoàn 64 mở các đợt tiến công vào sân bay, tòa hành chính, khu cố vấn Mỹ, tiểu khu Phú Bổn, trại lính Ngô Quyền, đài phát thanh... Khoảng 24 giờ, thị xà Cheo Reo, tỉnh lỵ Phú Bổn hoàn toàn giải phóng. Ta tiêu diệt một bộ phận quan trọng sinh lực và hầu hết phương tiện chiến tranh của quân đoàn 2 và một số đơn vị địch.
Trong cơn nguy khốn, Phạm Văn Phú phải ra lệnh cho lính bỏ vũ khí, khí tài quân dụng nặng đi vòng rừng chạy khỏi Cheo Reo. Bọn lính còn lại phần lớn ra hàng, phần còn lại lột hết quần áo lính, mặc dân sự và bắt dân chạy trốn theo để làm bia đỡ đạn cho chúng. Nhưng một lần nữa với truyền thông “giúp dân đánh giặc” với sự thông minh, khôn khéo, bộ đội Sư đoàn 320 đã chia địch ra vây bắt, thanh lọc, bảo vệ an toàn cho nhân dân, đồng thời tuyên truyền kêu gọi nhân dân không chạy theo địch nhanh chóng trở về quê quán làm ăn.
Phát huy thắng lợi đã giành được, chỉ huy Sư đoàn 320 cho Trung đoàn 64 được tăng cường 1 tiểu đoàn thiết giáp truy đuổi lực lượng còn lại trên đoạn đương Phú Túc, Củng Sơn.
Với khí thế chiến thắng và quyết tâm không để địch chạy thoát về đồng bằng, ngày 20-3, các chiến sĩ Trung đoàn 64 và các đơn vị tăng cường đã đuổi kịp lực lượng địch chạy trước và tổ chức bao vây ngay. 17 giờ ngày 21-3, ta hoàn toàn làm chủ quận lỵ Phú Túc. 10 giờ ngày 22-3, ta làm chủ Ga Pui. Ngày 23-3, Trung đoàn 64 tiến sát quận lỵ Củng Sơn điểm co cụm cuối cùng của 6.000 tàn binh có 40 xe tăng, xe thiết giáp che chở. Ngày 24-3, được 2 tiểu đoàn bộ đội địa phương Phú Yên phối hợp, Trung đoàn 64 và lực lượng thiết giáp tăng cường đã mở đợt tiến công quyết liệt, liên tục chia cắt tiêu diệt từng mảng quân địch. Đến 16 giờ, trước sức tiến công dũng mãnh của ta, đội quân ô hợp không chịu nổi phá chạy tán loạn. Đến 18 giờ cùng ngày, quận lỵ Củng Sơn hoàn toàn được giải phóng.
Thế là, sau một tuần truy kích thần tổc (17 - 24.3), Sư đoàn 320 và các lực lượng tăng cường của trên đã chấp hành nghiêm chỉnh mệnh lệnh chiến đấu của Bộ Tư lệnh chiến dịch, vượt qua mọi khó khăn gian khổ về không gian, thời gian, tiêu diệt gọn tập đoàn quân của quân đoàn 2 rút chạy, bao gồm 4 liên đoàn biệt động quân (6, 7, 23, 25), trung đoàn xe thiết giáp (3, 19, 21), đại bộ phận Sư đoàn 6 không quân và 1 tiểu đoàn quân cộng hòa, bắt gần 1 vạn tên, thu và phá hủy 1.400 xe các loại (có 90 xe tăng, 34 xe M113), giải phóng hàng chục vạn dân.
Thắng lợi của cuộc truy kích thần tốc trên đường 7 không chỉ nói lên sự trưởng thành vượt bậc về tinh thần đoàn kết hiệp đồng lập công tập thể; ý chí kiên cường, táo bạo, nắm bắt thời cơ nhạy bén và sử dụng sức mạnh thời cơ tới mức độ hoàn hảo, mà còn chứng tỏ khả năng biết vận dụng sáng tạo nghệ thuật tác chiến chiến dịch, nổi bật nhất là công tác trinh sát bám địch, công tác chỉ huy hiệp đồng tác chiến trong vận động truy kích và phục kích chốt chặn quân địch của toàn thể cán bộ, chiến sĩ Sư đoàn 320 nói riêng và Binh đoàn Tây Nguyên nói chung.
Thắng lợi to lớn toàn diện trên đường 7 đã đánh bại hoàn toàn âm mưu về đồng bằng co cụm để giữ vùng duyên hải đông dân và trù phú của Mỹ - ngụy. Cùng với chiến thắng Buôn Ma Thuột, Phước An, chiến thắng Đường 7 - Cheo Reo trong Chiến dịch Tây Nguyên đã góp phần mở ra thời cơ hết sức thuận lợi để toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta bước vào cuộc Tổng tiến công chiến lược mở Chiến dịch Trị Thiên - Huế, Chiến dịch Đà Nẵng và Chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử giải phỏng hoàn toàn miền Nam thông nhất Tố quốc.

                                                                                            TRẦN TIẾN HOẠT