KỶ NIỆM 71 NĂM NGÀY THƯƠNG BINH LIỆT SỸ ( 27/7/1947 - 27/72018 )
CÂU CHUYỆN TÌNH CỦA LÍNH
Sau hiệp định Pa ri năm 1973, chiến sự nơi Trung đoàn 24 chúng tôi bảo vệ vùng giải phóng phía Tây Bắc thị xã Kon Tum càng trở nên ác liệt . Bom pháo địch suốt ngày đêm . Cả một vùng rừng núi cây cối rậm rạp khi nào , giờ trơ trụi chỉ thấy đất đỏ lòm , chẳng ngày nào là không có thương vong . Ban tuyên huấn của tôi ở cạnh Ban chính sách nên mỗi lần các đơn vị gửi di vật của các liệt sỹ về tôi thường sang xem. Hôm đó sau trận đánh ở điểm cao 674 ngày 15/8/1973, tiểu đoàn 4 gửi về 9 ba lô di vật của các liệt sỹ. Anh Nhật - trưởng ban chính sách Trung đoàn cùng đồng chí trợ lý chính trị tiểu đoàn 4 giở ba lô di vật của liệt sỹ Nguyễn Văn Mậu quê ở huyện Hoành Bồ, Quảng Ninh ra kiểm tra. Ba lô chẳng có gì ngoài một bộ quần áo cũ, mấy tấm ảnh nhỏ những người thân trong gia đình và một chiếc phong bì thư. Bì thư không dán nên tôi tò mò mở ra xem. Thật ngạc nhiên trong bì thư không có thư như các bì thư khác mà chỉ có một lọn tóc con gái chừng vài chục sợi , buột bằng một sợi chỉ để gọn ở cuối bì thư và một mảnh nhỏ giấy học trò ghi:
Anh vô vàn thương yêu của em!
Ngày mai anh đi , em không có gì tặng anh , em gửi theo anh lọn tóc này . Nó là máu thịt của em, là tình yêu của em giành cho anh, để ở bất cứ đâu , bất cứ lúc nào anh cũng luôn thấy có em bên anh .
Em yêu của anh - Hoa .
Thư vẻn vẹn chỉ có mấy dòng, lời thư thật mộc mạc nhưng chứa chan tình yêu thương bao la của cô gái giành cho người yêu ra mặt trận. Đọc những dòng thư của cô gái mấy anh em chúng tôi lặng người đi , mắt ai cũng ngấn lệ, xót xa . Chiến tranh thật ác nghiệt ! nó đã cướp đi biết bao mối tình đẹp của những đôi trai gái . Đất nước mình những năm chiến tranh có hàng triệu chàng trai lên đường ra mặt trận, cùng với đó là hàng triệu người phụ nữ ở hậu phương đợi chờ, mòn mỏi chờ chồng , chờ người yêu và không biết bao người trong số đó đã hy sinh, không trở về. Sự hy sinh của người lính ngoài mặt trận cũng đồng nghĩa với sự hy sinh tuổi xuân của các cô gái ở hậu phương, đúng như hai câu thơ của nhà thơ Trần Thế Tuyển viết :
...Con sáo sang sông vẫn là con sáo
Em đợi anh con gái hoá bà già ...
Anh vô vàn thương yêu của em!
Ngày mai anh đi , em không có gì tặng anh , em gửi theo anh lọn tóc này . Nó là máu thịt của em, là tình yêu của em giành cho anh, để ở bất cứ đâu , bất cứ lúc nào anh cũng luôn thấy có em bên anh .
Em yêu của anh - Hoa .
Thư vẻn vẹn chỉ có mấy dòng, lời thư thật mộc mạc nhưng chứa chan tình yêu thương bao la của cô gái giành cho người yêu ra mặt trận. Đọc những dòng thư của cô gái mấy anh em chúng tôi lặng người đi , mắt ai cũng ngấn lệ, xót xa . Chiến tranh thật ác nghiệt ! nó đã cướp đi biết bao mối tình đẹp của những đôi trai gái . Đất nước mình những năm chiến tranh có hàng triệu chàng trai lên đường ra mặt trận, cùng với đó là hàng triệu người phụ nữ ở hậu phương đợi chờ, mòn mỏi chờ chồng , chờ người yêu và không biết bao người trong số đó đã hy sinh, không trở về. Sự hy sinh của người lính ngoài mặt trận cũng đồng nghĩa với sự hy sinh tuổi xuân của các cô gái ở hậu phương, đúng như hai câu thơ của nhà thơ Trần Thế Tuyển viết :
...Con sáo sang sông vẫn là con sáo
Em đợi anh con gái hoá bà già ...
Đến bây giờ tôi mới hiểu tại sao suốt hai năm trời giữ chốt, bom, pháo địch dội triền miên vào trận địa, cái chết luôn rình rập người lính mà trận địa của Trung đoàn tôi vẫn đứng vững , thì ra nó có một sợi dây vô hình sức mạnh tinh thần của những bức thư, những sợi tóc thề và những kỷ vật nhỏ của những người thân thương từ hậu phương xa xôi
Xin cảm ơn cô gái . Xin cảm ơn tình yêu của cô giành cho những người lính chúng tôi.
Ngày xửa, ngày xưa ở Việt Nam mình đã có câu chuyện cổ tích "Hòn Vọng Phu " thật cảm động. Chuyện về những cô gái đợi chồng, đợi người yêu trong những năm đất nước có chiến tranh có khác gì câu chuyện "Hòn Vọng Phu " đâu. Đất nước mình có nhiều tượng đài, bia đá mà sao vẫn chưa có tượng đài, bia đá về sự hy sinh thầm lặng nhưng vô cùng lớn lao của những người con gái chờ chồng, chờ người yêu ngoài mặt trận. Họ rất xứng đáng có một Tượng Đài phải không các bạn !
Xin cảm ơn cô gái . Xin cảm ơn tình yêu của cô giành cho những người lính chúng tôi.
Ngày xửa, ngày xưa ở Việt Nam mình đã có câu chuyện cổ tích "Hòn Vọng Phu " thật cảm động. Chuyện về những cô gái đợi chồng, đợi người yêu trong những năm đất nước có chiến tranh có khác gì câu chuyện "Hòn Vọng Phu " đâu. Đất nước mình có nhiều tượng đài, bia đá mà sao vẫn chưa có tượng đài, bia đá về sự hy sinh thầm lặng nhưng vô cùng lớn lao của những người con gái chờ chồng, chờ người yêu ngoài mặt trận. Họ rất xứng đáng có một Tượng Đài phải không các bạn !
NGUYỄN ĐÌNH THI - E24