NHỮNG NĂM THÁNG KHÔNG THỂ NÀO QUÊN


Do điều kiện địa hình rừng núi nên Chiến trường Tây Nguyên trong những năm chiến tranh là một chiến trường đặc biệt khó khăn, gian khổ. Để hoàn thành nhiệm vụ của Đảng và Quân đội giao cho: Giữ vững địa bàn chiến lược quan trọng này, tiến tới giải phóng hoàn toàn Tây Nguyên, lực lượng vũ trang Tây Nguyên đã phải tiến hành vừa đánh giặc, vừa tổ chức tăng gia sản xuất để có lương thực trụ bám lại được ở chiến trường đánh giặc. Đây là một điều hiếm có ở các chiến trường khác. Để bạn đọc hiểu rõ hơn về tình hình tăng gia, sản xuất ở Chiến trường Tây Nguyên trong những năm kháng chiến chống Mỹ, Trang Lính Tây Nguyên xin giới thiệu bài viết: NHỮNG NĂM THÁNG KHÔNG THỂ NÀO QUÊN của đồng chí Nguyễn Bá Huân - Nguyên cán bộ phòng tăng gia sản xuất - Mặt trận Tây Nguyên.

NHỮNG NĂM THÁNG KHÔNG THỂ NÀO QUÊN 

Đại tá Nguyễn Bá Huân - Nguyên cán bộ Cục Hậu cần - Mặt trận Tây Nguyên
Cuối tháng 12 năm 1970, sau khi tốt nghiệp Khoa Kinh tế nông nghiệp Trường Đại học Nông nghiệp 1, chưa kịp dự mừng công. Tôi cùng một số bạn học nhận được lệnh tổng động viên nhập ngũ chi viên cho chiến trường miền Nam.
Đến tháng 9 năm 1972, tôi là người đến B3 đầu tiên, lại là người sau cùng trong đoàn bị sốt rét lên đến 42,5°c phải nằm lại trạm T4 đường dây C02 một tuần. Cuối tháng 9 đến trạm T2 gặp cán bộ đón về cơ quan Bộ Tư lệnh Mặt trận, dần dần cả 4 người đều vào đến nơi và được biên chế về Ban sản xuất Phòng Hậu cần B3, do đồng chí Nguyễn Duy Lương làm Trưởng ban và đồng chí Đặng Văn Phái làm Phó ban. Tháng 10 đồng chí Phái nhận nhiệm vụ Trưởng ban sản xuất Phòng Hậu cần Sư đoàn 10 (mới thành lập) thì có thêm hai đồng chí Phạm Văn Mai và Nguyễn Văn Liệp về làm Phó ban.
Tôi được giao nhiệm vụ thông kê kế hoạch. Hàng tháng nắm tình hình sản xuất của toàn mặt trận qua đài 15W (của mặt trận) do các đơn vị báo về, đến 11 giờ đêm phải tổng hợp được số liệu để sáng hôm sau Trưởng ban đi họp giao ban, báo cáo Phòng Hậu cần và đến chiều phải báo cáo Bộ Tư lệnh Mặt trận xử lý và cho các chỉ thị đế các cơ quan và các đơn vị tố chức thực hiện. Hàng tuần, hàng tháng, hàng quý: Kết hợp số liệu ngày cùng với số liệu của cán bộ ban đi kiểm tra thực địa ở các đơn vị về trực tiếp báo cáo hoặc gửi văn bản về qua đường quân bưu hoặc văn bản gửi về qua đài 15W do cơ yếu mặt trận dịch, tôi có nhiệm vụ lập bảng tổng hợp tình hình đối chiếu với kế hoạch, có phân tích tóm tắt để Trưởng ban báo cáo lên trên. Các số liệu được xem xét phân tích khá kỹ càng để có cơ sỏ làm kế hoạch hàng tháng, hàng quý, hàng năm. Bộ Tư lệnh Mặt trận chỉ đạo công tác sản xuất rất sát sao, đúng là rất quan trọng vì nếu không sản xuất thì không có lương thực, thực phẩm và bộ đội Tây Nguyên không thể trụ lại được để chiến đấu.
Với quân số khoảng 20 đến 30 nghìn người trong các năm 1972, 1973, 1974 trên chỉ bảo đảm chỉ tiêu chuẩn bình quân: Gạo 1,8 lạng đến 3 lạng một người/một ngày, thịt hộp lkg đến l,5kg trên/người/tháng. Rau xanh 0,3 đến 0,5kg/người/tháng, mắm muối 0,5 đến 0,8kg/người / tháng. Sản xuất tại chỗ đã bảo đảm thêm: Lương thực quy gạo 5 đến 8 lạng/người/ngày, thịt, cá các loại: l,2kg đến l,8kg/người/tháng, rau xanh: 0,3 đến 0,5kg (tính cả măng rừng và rau rừng)/người/ngày.
Qua đó chúng ta thấy vai trò của việc xây dựng căn cứ hậu cần, tổ chức sản xuất tại chỗ là rất quan trọng đối với đời sống bộ đội cũng như giúp cho Bộ Tư lệnh quyết định được các hướng phát triển chiến dịch lớn nhỏ của Mặt trận và các đơn vị (cánh Bắc, Trung, Nam và Tây) của Mặt trận.
Để thực hiện được các chỉ tiêu đê ra hàng năm, các đdn vị đã tổ chức sản xuất trên diện tích 4.000 đến 5000 ha rẫy , trong đó 1/2 diện tích rẫy củ và 1/2 diện tích rẫy mới. Hai năm đầu trồng tỉa lúa nương, năm thứ 3 trồng sắn, bìa rầy trồng rau, dưa, bí các loại) sản lượng hàng năm: Thóc 3.450 tấn đến 5.000 tấn, sắn tươi: 9.000 tấn đến 14.000 tấn, thịt các các loại: 500 tấn đến 800 tấn, rau quả, măng tươi các loại: 2.800 tấn đến 4.500 tấn.
Cuối năm 1972, Bộ Tư lệnh quyết định tổ chức thêm lực lượng sản xuất chuyên nghiệp để Mặt trận có lượng lương thực, thực phẩm dự trữ ngay tại chỗ, ngày một chủ động hơn. Từ tháng 9 năm 1972 đến tháng 3 năm 1973 , tôi tham gia chỉ huy khảo sát thiết kế quy hoạch Nông trường B ở khu vực Plei cần có tổng diện tích l000 ha, được Bộ Tư lệnh phê duyệt đầu tư, thành lập ngay hai Tiểu đoàn sản xuất của Mặt trận là Tiểu đoàn 3 và Tiểu đoàn 4 với tổng quân sô' 1.100 người . Những năm đầu vẫn giữ phương cách canh tác là: Phát nương tỉa lúa, trồng sắn, chăn nuôi lợn, gà. Các năm sau từng bước cải tạo vùng thấp và đầm thành ruộng lúa nước và nương vườn bậc thang để dần ổn định sản xuất theo phương thức thâm canh trồng lúa nước là chính, đẩy mạnh chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà. Hàng năm đạt sản lượng bình quân 1.200 tấn thóc, 2.000 tấn đến 3.000 tấn sắn củ tươi, thịt cá 25 tấn (tự túc cho các đơn vị dự trữ trên 5 tấn). Từ tháng 10 đến tháng 12 năm 1973 quy hoạch xong Nông trường B3 ỏ vùng Y Mơ, Ya Lop. Tổng diện tích gần 2.000ha, được Bộ Tư lệnh phê duyệt và cho thành lập thêm hai tiểu đoàn sản xuất , Tiểu đoàn 1 và 5. Tổng quân số khoảng 1.200 người, khai hoang xây dựng ruộng lúa nước, phương hướng sản xuất là thâm canh lúa nước , chăn nuôi lợn gà, trâu, bò và cá , thi đua trồng rau và sản xuất hạt giống rau đậu dế cấp cho các đơn vị . Trước mắt vẫn sản xuất theo hình thức thủ công: Đã có người trong 1 vụ cuốc đất 3 tháng, mòn hai lưỡi cuốc con gà (loại cuốc của Trung Quốc dài 20cm) mòn đến gần cán cuốc chỉ còn cách 2 đến 3cm. Nói chung toàn bộ từ khâu chuẩn bị đồng ruộng đến làm mạ, cầy bừa, gặt, đập tuốt lúa, phơi thóc toàn bằng sức người.
Sản lượng hàng năm bình quân: Thóc 1.300 tấn đến 1.700 tấn. Thịt, cá 30 tấn (tự túc và dự trữ 5 tấn). Đầu năm 1974 giao thêm nhiệm vụ trồng rau cải củ và bắp cải: 50ha với sản lượng bình quân 1.000 tấn chuẩn bị bảo đảm cho chiến dịch Đông xuân 1974-1975 (Buôn Ma Thuột, Đức Lập, Cheo Reo và Phú Bổn). Giữa năm 1974 Cục Quân nhu cấp cho 4 máy kéo Đông Phong 12 cv (Trung Quốc) và 2 máy kéo MT25 cv nhưng không có máy cày, bừa đi theo chỉ có rơ-móc để vận chuyển.
Như vậy bước vào chiến dịch đông xuân năm 1974-1975 ngoài lực lượng lương thực, thực phẩm sản xuất của các đơn vị, Mặt trận B3 có lực lượng dự trữ tại chỗ một cách chủ động do các đơn vị sản xuất chuyên nghiệp làm ra là: Lúa 2.000 tấn, rau 1.000 tấn, lợn 200 con (10 tấn).
Đến cuối năm 1974, Bộ Tư lệnh Mặt trận B3 quyết định thành lập Đoàn 74 gồm 4 tiểu đoàn sản xuất chuyên nghiệp, cơ quan bộ nòng cốt là cán bộ của Đoàn 670 ỏ Cam-pu-chia về, cán bộ Phòng sản xuất và Đoàn quy hoạch sản xuất do Cục Quân nhu gửi vào. Đây chính là lực lượng nòng cốt quản lý hậu phương, chuẩn bị cho việc di chuyển toàn bộ các đơn vị sẵn sàng cơ động chiến đấu theo mệnh lệnh của trên.
Chính nhờ phương châm tự túc một phần lương thực , thực phẩm tại chỗ nên bộ đội Tây Nguyên đã chủ động khắc phục được khó khăn , trụ bám được địa bàn để làm nên chiến công mùa xuân năm 1975.

Nguyễn Bá Huân - Nguyên cán bộ phòng tăng gia sản xuất - Mặt trận Tây Nguyên.