BỆNH VIỆN GIỮA ĐẠI NGÀN


Những người lính Tây Nguyên trong những năm đánh Mỹ - Nguỵ ở chiến trường Tây Nguyên chắc không một ai là không biết đến Viện Quân y 211. Trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đủ thứ ở chiến trường, tập thể cán bộ, chiến sỹ bệnh viện ở đây đã vượt qua mọi khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ cứu chữa và chăm sóc thương bệnh binh. Rất nhiều cán bộ , chiến sỹ lính Tây Nguyên đã được cứu sống nhờ các bác sỹ và tập thể cán bộ bệnh viện 211 .
Trang Lính Tây Nguyên thay mặt cán bộ , chiến sỹ Tây Nguyên gửi lời cảm ơn sâu sắc tới tập thể cán bộ , chiến sỹ Bệnh viện 211 trong những năm chống Mỹ cứu nước. Chúng tôi cũng xin giới thiệu cùng bạn đọc một phần hồi ký của bác sỹ Lê Cao Đài - nguyên Viện trưởng Viện Quân y 211 - Mặt trận Tây Nguyên .Ông là Viện trưởng Viện Quân y 211 từ năm 1966 đến năm 1973 , được phong Phó giáo sư năm 1980 và Giáo sư năm 1984. Nhừng năm cuối đời, ông chuyển sang nghiên cứu hậu quả chất độc da cam do quân đội Mỹ sử dụng ỏ chiến trường miền Nam, đi nhiều nước trên thế giới đấu tranh đòi công lý cho nạn nhân chât độc da cam. Ông mất năm 2002 do chịu ảnh hưởng của chất độc da cam. Năm 2012 ông được Nhà nước truy tặng Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân . Dưới đây là một phần hồi ký của Ông.

BỆNH VIỆN GIỮA ĐẠI NGÀN 

Bác sỹ Lê Cao Đài - nguyên Viện trưởng Viện Quân y 211 - Tây Nguyên .
... Khi thành lập, Bệnh viện chia thành 3 khối. Chỉ huy Viện chia nhau phụ trách từng khối: Khối 1 là các cơ quan Đoàn bộ. Khối 2 là các khoa nội. Khối 3 gồm các khoa ngoại.
Tôi được phân công chỉ huy khôi ngoại gồm các khoa chấn thương - chỉnh hình mang mã số khoa 31, khoa phẫu thuật thần kinh (32), khoa phẫu thuật bụng - ngực (33), chuyên khoa tai - mũi - họng, mắt, răng (34).
Ngoài các khoa lâm sàng, khôi ngoại còn có thêm 4 khoa cận lâm sàng là khoa gây mê - hồi sức, khoa X quang - lý liệu, khoa dược và một phòng xét nghiệm.
Ngày 26 tháng 6 năm 1967. Việc xây dựng Bệnh viện đã hoàn thành và Bệnh viện đã đi vào hoạt động. Số thương binh, bệnh binh nằm Viện hàng ngày xấp xỉ 950-1.000. Nhà cửa khá khang trang, đường sá đàng hoàng dễ đi dưới rừng cây. Máy nổ chạy đều đặn hàng ngày tuy nhiên cũng chỉ đủ cung cấp điện cho máy X quang. Phòng mổ đã làm xong , đó là một ngôi nhà sàn có hai phòng mổ vô trùng và hữu trùng cách nhau một gian nhỏ làm nơi rửa tay và chuẩn bị mổ. Trần phòng mổ và bốn vách đểu căng vải trắng. Phía ngoài có một rèm vải đen để mổ ban đêm che ánh sáng khỏi lọt ra ngoài. Đèn mổ là một chiếc đèn xe đạp. Nói là xe đạp nhưng thực ra chỉ là một nửa chiếc khung xe, dựng trên một giá gỗ, có bàn đạp, xích và chiếc bánh xe sau có gắn bình phát điện... Khi mổ, một cô hộ lý quê ở Hà Tĩnh chịu trách nhiệm đạp xe... Điện phát ra từ bình điện được truyền qua hai sợi dây nhỏ, tối chiếc đèn gắn vào một giá gỗ đặt cạnh bàn mổ hoặc do một hộ lý khác cầm soi vào chỗ mổ.
...Trong mấy tháng qua, chúng tôi đã làm được một số phẫu thuật lớn, mổ phụ mạch máu cho một số di chứng vết thương mạch máu, mổ vết thương bụng, đóng hậu môn nhân tạo. Đang có một thương binh bị mủ phế mạc chờ mổ. Gây mê chủ yếu theo đường tĩnh mạch bằng Pentothal. Không có ôxy, dùng khí trời khi cần viện trợ hô hấp.
Khó khăn nhất là vấn đề hồi sức, không có máu để truyền. Không có phương tiện dự trữ máu... Nguồn cho máu duy nhất là số nhân viên bệnh viện... Mỗi lần chỉ có thể cho một lượng nhỏ l-200ml. Thế mà góp gió thành bão, trong mười năm ở chiến trường, toàn Bệnh viện của chúng tôi cũng đã truyền được hàng trăm lít máu.
...Khoa Dược đã sản xuất được thuốc an thần từ củ Bu-man. Đây là một loại củ rừng mà đồng bào thường ăn để chóng đói. nhưng phải thái nhỏ , ngâm xuống lòng suối một tuần mới nấu ăn . Hôm đó anh em Dược đào được một củ. Vì đói nên ăn bừa mà không ngâm. Ăn xong cả khoa ngủ li bì, hơn một ngày mới tỉnh và như vậy phát hiện ra tác dụng gây ngủ của củ Bu-man.
...Các khoa ngoại cũng đang triển khai hai để tài nghiên cứu khoa học, dùng mật ong và Lân-tơ-uyn điểu trị vết thương nhiễm trùng.
...Trong tháng 7, chữa khỏi, cho ra Viện trả về chiến đấu được 1.200 thương binh, bệnh binh, tuy nhiên do số vào nhiều nên số nằm điều trị hàng ngày vẫn sấp sỉ 1.300-1.400. Nhiều trường hợp điều trị thành công tốt như chữa khỏi 13 trường hợp sốt rét ác tính, 4 ca mổ phồng động mạch và thông động tĩnh mạch.
...Ngày 1 tháng 5 năm 1970. Như mọi ngày thường, buổi sáng trong trẻo, mát mẻ. Tôi sang nhà mổ dự một ca mổ nặng: cắt nửa đại tràng phải cho một bệnh nhân bị u đại tràng. Bác sĩ Minh và Hướng là phẫu thuật viên chính. Tôi đứng xem. Nhà mổ làm cao trên sàn. Ni lông căng che mái và chung quanh bốn chân tường, vải màn căng che cửa sổ vừa để chống côn trùng mà vẫn có ánh sáng cho phòng mổ. Trong nhà mổ nhộn nhịp nhân viên, học sinh y sĩ. Gây mê tĩnh mạch có đặt ông nội khí quản nhưng bệnh nhân không ngủ yên, giãy giụa, dặn thỏ, ruột luôn đe doạ phòi ra, làm cho cuộc phẫu thuật khó khăn.
Khối u to bằng nắm tay, dính vào thành bụng bên phải và vào đoạn hai của tá tràng. Đường rạch giữa bụng không đủ rộng để mổ. Phải rạch thêm sang bên. Cuộc mổ kéo dài, tôi phải rửa tay vào cùng mổ vối anh
Ca mổ chuẩn bị đóng thành bụng thì phía ngoài có tiếng máy bay trinh sát lượn rất tháp.Có tiêng anh Thìn, Viện phó ngoại lúc này đang ở ngoài phòng mổ, gọi tổ chiến đấu của Khoa lên bố trí, sẵn sàng chiến đấu . Tiếng máy bay phản lực rít trên cao. Đột nhiên tiếng máy bay trinh sát rú, sà xuống thấp rồi ba tiếng nổ bùm bụp bên ngoài.
Bác sĩ Minh kêu lên: "Chúng nó bắn pháo hiệu cho phản lực". Trên bàn mổ, bụng bệnh nhân còn đang toang rộng, các khúc ruột phì phò, tôi gọi cô y tá vô trùng: "Cho tôi ống dẫn lưu, cho kim chỉ, mau lên...". Một tiếng rú như một luồng gió rít từ trên không lao xuống, tiếp sau là một tiếng nổ ầm ầm rung chuyển nhà cửa. Mọi người trong phòng mổ xôn xao: "Chúng nó ném bom ở gần anh ạ". Cành cây lắc rắc gãy trên nóc phòng mổ. Đồng chí Tám, trợ thủ vô trùng vẫn lúi húi tìm kim chỉ. Vất vả mới khâu được một vài mũi. Tôi động viên anh chị em: "Kệ cha nó, còn xa đấy".
Lại một tiếng rú thứ hai. Tám và mấy nhân viên gây mê hốt hoảng ngồi xụp xuống . Một người đứng ngoài nằm soài xuống mặt sàn nhà mổ. Bất giác tôi cũng cúi đầu xuống, nhưng hai bàn tay đeo găng cao xu vẫn áp chặt trên vết mổ. Một tiếng nổ "ầm" nhưng xa hơn một chút. Mọi người lại đứng dậy... Tôi cố khâu thêm một hai nút, đóng thành bụng. Một tiếng rú nữa và một tiếng nổ rung nhà. Tôi rời mắt khỏi vết mổ liếc ra ngoài.
Qua khung cửa số che vải màn, một thân cây cháy lèm lẹm như một cây đuốc. Lửa tạt tới cửa sổ và bén vào vái màn che rứa. Bom nô rất gần . Tôi hơi ngạc nhiên cảm thấy người vẫn bình thường, hình như không có mảnh bom nào dính vào người cá... Tôi và anh Minh mỗi người cuốn vội một khăn mổ vô trùng quanh tay chạy xuấng hầm sau cùng đúng vào lúc một loạt đại bác 20mm nổ xé tai làm vỡ toang một góc phòng mổ. Chúng nó đã ném hết bom và bắt đầu bắn đại liên và đại bác.
Tôi chặn tay lên bụng bệnh nhân, hỏi bác sĩ gảy mê tình hình bệnh nhân ra sao anh? Lúc này mới biết đầu ống thông khí quản bị tuột ra khỏi máy gây mê. Cũng may bệnh nhân đã tự thở. Huyết áp hơi tụt. Cuộc phẫu thuật tiếp tục dưới hầm...
Ngày 1 tháng 2 năm 1967. Bệnh viện di chuyển vào cánh Trung... Những ngày đầu tháng hai, toàn Viện dành thời gian cho việc xây dựng viện ở địa điểm mới. Tôi cùng với cậu Vy cần vụ cũng tự xây dựng lấy nhà để ở. Đây là ngôi nhà thứ tư do bàn tay của chúng tôi tự xây dựng lấy kể từ ngày vào Tây Nguyên. Nhà được xây dựng trên một sườn đồi thoai thoải, dưới ba bốn lớp cây rừng rậm rạp, kiểu quen thuộc. Một ngôi nhà nhỏ, chia thành hai gian, một gian là phòng ăn đồng thời là phòng làm việc và tiếp khách, có một bàn và hai ghế dài, một gian là phòng ngủ có hai giường cá nhân cho tôi và Vy, giữa hai giường cũng là một bàn nhỏ để đặt chiếc đài bán dẫn, là vật "bất ly thân" của tôi trong suốt thời gian ở chiến trường. Nền nhà được đào sâu xuống đất khoảng nửa mét, đất đào nền nhà được đắp thành ụ chung quanh nhà để cho khi chúng tôi ngồi trong giường, đầu vẫn thấp hơn mép ụ đê đề phòng bom hoặc pháo bắn bất ngờ cũng không sát thương người ngồi trong nhà. Mái nhà thường được lợp theo kiểu "âm dương" dùng nhừng cây bương thật tháng dài khoảng 2m, không bị kiến hoặc sâu đục thủng vì chúng sẽ làm cho nhà bị dột vào mùa mưa, kiểu lợp nhà này khá phố biến ở chiến trường Tây Nguyên vì sẵn tre nứa.... Nhà âm thông với một hầm chữ A... Hầm chữ A khá chắc chắn, bên trong khá sạch sẽ. Hầm có tác dụng chủ yếu để chống mảnh bom, đạn đại bác, đặc biệt rất tốt chống bom bi và các tác hại thứ phát khi bom nổ như mảnh gỗ, đá, cây đổ... Còn nếu bom to rót trúng vào hầm thì rõ ràng là không hầm nào chịu đựng nổi...
Ngoài việc làm nhà để ở, các khoa còn phải làm nhà cho thương binh, bệnh binh, và các cơ sở làm việc. Theo chĩ tiêu số giườnggiao cho từng khoa: Mỗi khoa lâm sàng phải xây dựng đủ chỗ ở cho khoảng 100 thương binh, bệnh binh kèm theo buồng làm việc gồm phòng điều trị, phòng băng (với các khoa ngoại), phòng cho y sinh làm việc, nhà bếp, nhà ăn... Các khoa cận lâm sàng cũng phải xây dựng cơ sở làm việc theo chuyên khoa của mình. Khoa dược xây nhà pha chế, nơi sản xuất thuốc viên, thuốc Đông y, phòng vô trùng để sản xuất thuốc tiêm. Phòng mổ xây dựng buồng mổ, buồng hồi sức, buồng tiệt trùng... Khoa hoá nghiệm xây dựng phòng xét nghiệm máu, sinh hoá, vi trùng......Bộ phận tăng gia của Bệnh viện do anh Đà, một cán bộ người Quảng Nam tập kết phụ trách, đã trồng được nhiều rau xanh, cải bắp, súp-lơ, cà chua... cung cấp cho thương binh, bệnh binh và nhản viên. Vườn tăng gia là một khu đất hoang, cỏ lác, lau sậy mọc đầy, nhưng bằng phẳng, vuông vắn, có một dòng suối nhỏ chảy qua, cách Bệnh viện khoảng nửa giờ. Anh em dựng một ngôi nhà lá nhỏ làm nơi ở rồi bắt tay vào việc vỡ hoang. Trong khi các khoa trong Bệnh viện xây nhà và cơ sở làm việc thì ở đây, đất được đào sới, vun lên thành những luông vuông vắn và chỉ trong vòng hai tháng sau đã có rau chia cho các khoa. Nguồn phân bón là phân lợn, phân bắc của Bệnh viện. Tổ tăng gia có quy định rất nghiêm khắc với các khoa phải mang phân ra để đổi lấy rau.
Nhiều thứ rau mà trong năm đầu, chúng tôi tưởng chừng chỉ có trong giấc mơ, nay đã được trồng và cung cấp thoải mái, không những cho nhân viên, thương bệnh binh mà cả cho những đoàn khách qua đường đi qua rẽ vào, cũng xin được bữa rau...
Cùng với việc tăng gia rau, các khoa đều phát triển chăn nuôi lợn, gà. Giông gà thì đổi của đồng bào. Gà nuôi ở đây khá đặc biệt, vì hầu như không phải cho thức ăn. Trong rừng không thiếu gì những ụ mốì cao bằng đầu người. Chỉ cần vác cái cuốc, bổ vài nhát là hằng hà sa sô" môi con, mối mẹ, trứng và những con nhộng trắng nung núc. Đàn^gà tha hồ ăn và lớn lên nhanh chóng...
...Ngày 30 tháng 6 năm 1969. Khó khăn vể lương thực ngày càng đè nặng lên cuộc sống.
Tiêu chuẩn gạo rút xuống còn 150 gam gạo độn với lkg sắn cho một đầu người một ngày...
Từ mấy năm nay chúng tôi vần ăn độn sắn . Trước đây là cơm cõng sắn , có nghĩa là cơm chiếm phần chính sắn chỉ là độn thêm. Nhưng bây giờ muốn tìm một hạt cơm nguyên vẹn để gián bì thư trong rổ cơm độn sắn cũng khó khăn. Mà vẫn không đủ no!
...Tiêu chuẩn muối cùng bị giảm... tiêu chuẩn muối theo đầu người hàng tháng tụt từ 8 lạng xuống còn 6 lạng, rồi 5 lạng, rồi 4 lạng rưõi... Anh em bắt đầu kêu nhạt, người mệt rã rời. Xuống thăm một bếp nhân viên sau khi lĩnh muối, tôi thấy chị cấp dưỡng sau khi lĩnh muối đang lúi húi chia tiêu chuẩn muốỉ cả tháng thành các gói nho nhỏ. Chị giải thích cho tôi: "Mỗi bữa cơm, em chỉ việc đổ gói muốỉ này vào chảo canh cho cả đơn vị, mặn nhạt mặc kệ...
Ngày 20 tháng 12 năm 1969. Lo lắng nhất hiện nay là vấn đề gạo. Đáng lẽ tới cuối tháng 11 bệnh viện phải được cấp 50 tấn gạo, nhưng tới nay vẫn chưa có hạt nào...
Phải tìm mọi cách chống đói cho đơn vị. Tôi cùng với anh Định - Chủ nhiệm Hậu cần Viện ra nương xem tình hình. Thấy một vạt nương trồng trước, có bốn nghìn gốc sắn đã khá lớn. Đào thử một gốc được 3 ki-lô-mét, ước lượng đủ ăn cho cả đơn vị trong một tháng, nhưng đến khi thu hoạch chỉ ăn có một tuần là hết veo...
Trên thực tế bốn công việc sau chiếm đại đa số thời gian của cán bộ, nhân viên Bệnh viện. Tính chung, cả năm, trong cả Viện, thời gian làm chuyên môn chỉ chiếm khoảng 30% thời gian, còn 70% thời gian dành cho các công việc lao động.
... ở chiên trường, mấy năm nay, chúng tôi đã thấy một bệnh viện muốn tồn tại và làm được công tác chuyên môn của mình thì phải tự tổ chức thành một xã hội. Muốn ăn, phải tăng gia vận chuyển. Muốn có nhà ở , có cơ sở làm việc, xin tự xây dựng lấy. Địch đến phải tự bảo vệ. Đó là điều khắc nghiệt của chiến trường, cho toàn bệnh viện cũng như cho mỗi thành viên, các bác sĩ, dược .sĩ, y sĩ, y tá, trong bệnh viện...
5. Chiến đấu chông biệt kích.
...Ngày 25 tháng 4 năm 1969. Từ lúc 9 giờ sáng, máy bay trực thăng đến hoạt động ỏ khu vực Viện. Chúng hạ xuống để thả biệt kích. Các tổ chiến đấu của các khoa, khoảng hơn 40 tay súng, triển khai dọc đưòng giao liên bên cạnh Viện, bắn máy bay, thu hút hoả lực của chúng ra ngoài Viện để tránh thương vong cho thương binh, bệnh binh. Một máy bay trực thảng bị rơi ngay trong khu vực Viện. Cuộc chiến đấu kéo dài tới 6 giờ chiều. Qua trận đánh, phía ta, có đồng chi Bảy ỏ xưởng dược và Ngoan, y tá khoa 24 hy sinh, 10 đồng chí bị thương trong đó có 2 bị thương nặng. Cũng còn may là gần 1.000 thương binh, bệnh binh đang điều trị trong Viện không ai việc gì. vể tài sản bị cháy 5 nhà và 2 kho, mất khoảng 7 tấn gạo và 3.800kg đường, khoảng 100 bộ quần áo.
Ta bắn rơi tại chỗ một máy bay trực thăng, một chiếc HƯF, theo báo cáo có thể bắn cháy một chiếc khác nhưng chưa được xác minh. Thu 3 đạỉ liên, 2 trung liên, 1 máy bộ đàm.
Trong đêm hôm đó, để đề phòng địa điểm đã bị lộ, chúng có thể cho máy bay B-52 đánh phá, chúng tôi quyết định cấp tốc cho sơ tán Bệnh viện... Trong một đêm chuyến được toàn bộ 1.000 thương binh, bệnh binh ra khỏi địa điểm cũ an toàn... Sáng hôm sau, trước khi ra nơi sơ tán, tôi rẽ ra khu suối bên cạnh khoa 34 xem chiếc máy bay trực thăng rơi. Thật ngạc nhiên, chiếc máy bay hầu như hoàn toàn nguyên vẹn, đỗ gọn gàng trong lòng suối. Chúng tôi leo lên máy bay, nhặt được một số* tài liệu còn sót bên trong khoang. Xem xét kỹ chỉ thấy một vết đạn tròn, bằng đầu ngón tay, thủng từ sàn lên nóc máy bay. Không một vết máu, không có vết tích người chết hay bị thương trong máy bay. Anh em cảnh vệ cho là có thể chiếc máy bay đang hạ xuống để thả bọn biệt kích thì bị trúng đạn...

Trích hồi ký của bác sỹ Lê Cao Đài - Viện trưởng Viện quân y 211 - mặt trận Tây Nguyên.


bác sỹ Lê Cao Đài - những năm tháng ở chiến trường Tây Nguyên