HÀNH TRÌNH TRỞ VỀ SAU 39 NĂM CỦA HAI LIỆT SỸ
Nguyễn Bình - Trung đoàn 66
Sau gần 40 năm bước ra ngoài cuộc chiến, hình ảnh tàn khốc của cuộc chiến tranh vẫn luôn ám ảnh trong tôi. Mỗi khi nhớ đến đồng đội lại cảm thấy còn mắc nợ thiếu một cái gì đấy không thể nói ra được. Hình ảnh một cánh tay từ dưới hầm nhô lên, vừa ra hiệu cầu cứu vừa cố tự giải thoát cho mình, rồi bức tường đổ sập sau loạt bom trùm lên chỗ các anh cứ ám ảnh tôi suốt đời. Nếu họ hy sinh luôn đã đành ví thử họ vẫn còn sống thì sao?cảm giác của người bị chôn sống như thế nào? Có lẽ họ hoảng loạn và hoang mang cực độ. Chắc họ đã tự đào bới và kêu cứu dữ lắm. Nghĩ đến đây tôi thấy rùng mình. Giá như đừng có chiến tranh, giá như chúng tôi có đủ lực lượng xông lên, đánh bật địch ra để giải cứu cho đồng đội. Suy cho cùng sự bất hạnh của chiến tranh gây ra, mọi sự giá như đều trở thành vô nghĩa. Nó bắt buộc người lính trên chiến trường phải chấp nhận sự thật cho dù nó thế nào đi chăng nữa.
Đã thành thói quen cứ 20h hàng ngày tôi vào mạng đọc tin tức trên các báo. Đúng 21h ngày 21-4-2011, trên báo dân trí đưa tin: Gia đình ông Đinh Mạnh Hùng đào móng làm nhà; tại số nhà 45 đường Tố Hữu, tổ 3 phường Quyết Thắng - Thành Phố Kon Tum phát hiện có nhiều mẩu xương người. Gia đình đã báo cho K53 tỉnh đội Kon Tum. Đội K53 tiến hành khai quật phát hiện có hai bộ hài cốt cùng các di vật: dép cao su, phụ tùng máy bộ đàm, tấm vải dù hoa…
Đọc xong tôi bỗng cảm thấy sống lưng lạnh toát.Thông tin tác động vào tôi lớn nhất đó là cụm từ: phụ tùng máy bộ đàm. Linh tính như mách bảo đây có thể là hai anh Nguyễn Văn Minh và Nguyễn Văn Phúc cùng trung đội với tôi. Cách đây 39 năm tôi cùng đồng đội được cử bò vào sát địch trên mũi tấn công của K8-E66 đánh vào biệt khu 24 thị xã Kon Tum. Tìm các anh không thấy, tôi lập tức điện cho anh Nguyễn Quang Thanh (fb
) là người trước cùng đơn vị là cựu chiến binh, trưởng ban liên lạc Sư 10 - QD 3 ở Buôn ma thuột-Đăk lăk. Mai anh lên KonTum đến đơn vị K53 xác minh xem phụ tùng máy thông tin có phải của máy 2w k63 không?Hầm của hai liệt sỹ có nằm ở khu gia binh của ngụy đằng sau khu kho của địch không? Hầm có nằm cạnh một con đường không? Nếu tất cả mọi thông tin là đúng thì khả năng đây chính là hài cốt của hai liệt sỹ Nguyễn Văn Minh và NguyễnVăn Phúc của b1 c18-e66-f10 qđ3 đấy anh ạ.
) là người trước cùng đơn vị là cựu chiến binh, trưởng ban liên lạc Sư 10 - QD 3 ở Buôn ma thuột-Đăk lăk. Mai anh lên KonTum đến đơn vị K53 xác minh xem phụ tùng máy thông tin có phải của máy 2w k63 không?Hầm của hai liệt sỹ có nằm ở khu gia binh của ngụy đằng sau khu kho của địch không? Hầm có nằm cạnh một con đường không? Nếu tất cả mọi thông tin là đúng thì khả năng đây chính là hài cốt của hai liệt sỹ Nguyễn Văn Minh và NguyễnVăn Phúc của b1 c18-e66-f10 qđ3 đấy anh ạ.
Từ Buôn Ma Thuột lên thành phố Kon Tum chặng đường dài 250km.Anh Thanh điện cho anh Hợi trước đây cùng trung đoàn 66 nay đã nghỉ hưu tại Kon Tum là ủy viên BCH ccb thành phố.Trao đổi khả năng đây là hài cốt của hai liệt sỹ Minh và Phúc nguyên là chiến sỹ 2w của c18,e66 f10 qd3 hy sinh ngày 29-5-1972 nhờ các anh giúp và báo cho đơn vị tìm hướng giải quyết.
Ở ngoài Bắc tôi điện cho anh Hảo quê Thanh Ba- Phú Thọ, Người trực tiếp và là nhân chứng biết được sự hy sinh anh dũng của hai liệt sỹ. Anh cũng là người cùng đại đội với hai liệt sỹ trên.Thông báo cho anh hay là khả năng đã tìm thấy hài cốt liệt sỹ Minh và Phúc.Tôi nhờ anh tìm kiếm số điện thoai của gia đình anh Minh.01 giờ sau anh Hảo cho tôi số điện thoại của gia đình anh Minh tôi liền thông báo cho gia đình.Nhận được thông tin,gia đình tràn đầy hy vọng sẽ tìm thấy hài cốt con em mình sau 39 năm tưởng chừng như vô vọng.
Tỉnh đội Kon Tum điện ra yêu cầu cung cấp toàn bộ thông tin,diễn biến về sự hy sinh của hai liệt sỹ. Gửi bằng văn bản,để tổ chức nắm và kế hoạch giải quyết tiếp theo.Tôi liên lạc gặp anh Đức , em trai anh Minh hiện đang sống ở quê và cho biết hai anh Minh và Phúc hy sinh cùng một hầm.Do vậy khi khai quật hài cốt sẽ bị lẫn lộn.Tôi cho địa chỉ gia đình anh Phúc để anh Đức lên đó tìm.Vì qua tìm hiểu nếu hai liệt sỹ hy sinh cùng một hầm khi tìm thấy và khai quật hài cốt sẽ bị lẫn lộn.Khi bốc để chuyển về quê phải được sự đồng ý của thân nhân hai bên thỏa thuận ký vào văn bản thì cơ quan chức năng mới tiến hành làm thủ tục cho di chuyển.
Vấn đề nan giải phải tìm được thân nhân gia đình liệt sỹ Phúc .Chặng đường đi tìm vô cùng khó khăn.Tôi liên lạc với anh Bộ là chủ tịch xã Kim Thắng-Yên Sơn-Tuyên Quang , anh Bộ cho biết gia đình liệt sỹ Phúc không phải dân bản địa .Những năm chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ gia đình sơ tán về địa phương,sau đó đi đâu địa phương không rõ.Khó khăn là một số người già sống cùng thời kỳ đó các cụ đã mất hết.Theo các kênh phòng ,sở lao động-thương binh xã hội tỉnh Tuyên Quang đều trả lời không tìm thấy.Mọi thông tin trở nên bế tắc
Trung tuần tháng 7-2011 tôi nhận một cuộc điên thoại gọi ra từ Kon Tum.Người ở đầu máy bên kia tự giới thiệu là Tạ Văn Thiều-Cục phó cục người có công - Bộ Lao động-Thương binh xã hội đang đi công tác ở Kon Tum.Anh nghe kể về việc tìm thấy hai hài cốt liệt sỹ.Anh muốn tôi và gia đình liệt sỹ Minh xuống Cục người có công BLĐTBXH để bàn cách giải quyết.
Như đã hẹn tôi cùng gia đình liệt sỹ Minh xuống Cục người có công .Tiếp chúng tôi có anh Tạ Văn Thiều Cục phó và anh Sơn Cục phó.Trong phòng họp tôi trình bày và cung cấp toàn bộ thông tin về sự hy sinh của hai liệt sỹ.Quan điểm của tôi cũng rõ ràng bảo đảm tính khách quan tôi nói : Tôi không dám khẳng định một trăm phần trăm danh tính của hai liệt sỹ là đúng.Nhưng những di vật của hai liệt sỹ thu được ,tôi khẳng định đây là liệt sỹ lính thông tin vì có phụ tùng máy 2w được tìm thấy gồm 2 xẻng Mỹvà một chiếc cuốc chim.Thời đó chiến sỹ đi chiến đấu cũng được trang bị cuốc hoặc xẻng để đào công sự.Vậy sao dư một xẻng Mỹ theo chủ quan của tôi nhận định chính là ở ba lô anh Hảo gửi ở hầm hai anh.Địa điểm các anh hy sinh đều trùng khớp những gì tôi cung cấp.Sau khi tôi trình bày xong anh Thiều kết luận;Để bảo đảm tính khách quan và độ chính xác phải thử AND.Tôi hỏi; Vậy kinh phí thử AND do ai bỏ ra?
Anh Thiều nói;Trước mắt gia đình phải bỏ ra , BLĐ-TBXH đang đề nghị chính phủ trợ giúp .Gia đình đề nghị anh THIỀU - Cục phó giới thiệu đến cơ sở kiểm tra AND tin cậy nhất.Anh Thiều nhận lời sang gặp anh LÊ quang Huấn,trưởng phòng tế bào động vật viện công nghệ sinh học ở Hoàng Quốc Việt - HàNội. Theo địa chỉ tôi cùng gia đình liệt sỹ Minh đến gặp anh Lê Quang Huấn.Anh tiếp chúng tôi niềm nở nhiệt tình. Anh hỏi :
- Gia đình tìm thấy liệt sỹ bằng phương pháp nào?
Anh Đức em trai liệt sỹ Minh chỉ vào tôi và nói; Nhờ có anh Bình là đồng đội cùng đơn vị với anh tôi tìm thấy.
Anh Huấn quay sang bảo tôi kể lại tòan bộ những thông tin về sự hy sinh của hai liệt sỹ và tìm thấy các anh trong hoàn cảnh nào?
Sau khi nghe tôi kể. Anh Huấn yêu cầu tôi gửi bằng văn bản cho anh.Tôi nhận lời và gửi văn bản cho anh thời gian sớm nhất.
Anh hỏi chúng tôi: Gia đình đã lấy mẫu phẩm của liệt sỹ ra đây chưa?
Toàn bộ chúng tôi đều ngớ người vì chưa có kinh nghiệm trong vấn đề này.Cũng may một cậu thanh niên còn trẻ,là nhân viên của phòng anh Huấn cùng tham gia cuộc họp cậu ta nói :
- Hôm cháu đi công tác vào cùng với chú Thiều . Cháu đã lấy ba chiếc răng của hai hộp sọ liệt sỹ ra rồi. Chúng tôi đều ồ lên phấn khởi cảm ơn chàng trai thanh niên đã giúp cho chúng tôi một việc hết sức quan trọng.
Anh Huấn nói: thế thì tốt!
Anh bảo em trai và em gái lấy mẫu phẩm móng chân hoặc móng tay, của ai thì cho vào phong bì đã ghi tên của người ấy.
Xong việc tôi hỏi: Vậy kinh phí phải nộp thế nào thưa anh?
Kinh phí hết 09 triệu. Nhưng đây là trường hợp đặc biệt vì đồng đội sau 39 năm tìm thấy. Viện chúng tôi xin làm miễn phí. Tôi và gia đình liệt sỹ vô cùng xúc động. Cảm ơn anh và viện sinh học! Bắt tay anh và chờ đợi thông báo kết quả.
Đầu tháng 8-2011 , anh Huấn thông báo cho tôi. Báo cho gia đình đến lấy kết quả. Một trong hai liệt sỹ có kết quả về chỉ số giống gen của gia đình liệt sỹ Minh. Trong niềm vui khôn cùng tôi và gia đình được tiếp nhận thông tin tốt lành ấy sau bao tháng mong mỏi đợi chờ. Gia đình tiếp tục hoàn thiện một số thủ tục. Phải gần một tháng sau mọi thủ tục mới hoàn thiện về mặt pháp lý. Đầu tháng 9-2011 gia đình vào Kon Tum gặp anh Nguyễn Quang Thanh. Anh Thanh đã vượt 250km từ Buôn Ma Thuột đến Kon Tum nhiệt tình giúp đỡ gia đình lo mọi thủ tục theo yêu cầu của cơ quan chức năng.Anh cùng gia đình đến gặp chủ nhân của ngôi nhà là anh Đinh Mạnh Hùng nơi hai liệt sỹ hy sinh.Xin được thắp hương cho hai anh.Gia đình anh Hùng rất xúc động đón tiếp rất ân cần.Gia đình anh cũng muốn biết danh tính hai liệt sỹ tuổi đời,ngày hy sinh,quê quán.Gia đình anh giành một phòng trên tầng 3 để thờ tự hai anh.
3h sáng của một ngày tháng 9-2011 gia đình cùng anh Thanh đến nghĩa trang ĐĂK HÀ thành phố Kon Tum để đưa các anh về quê.Có mặt lúc đó có ông Nguyễn Thành Trung chủ tịch UBND huyện ĐĂK HÀ. Bà Nguyễn Thị Minh Nguyệt trưởng phòng LĐ TBXH huyện cùng một số nhân viên của phòng không quản thời tiết se lạnh của vùng cao nguyên. Đến thắp hương tạm biệt hai anh trở về quê mẹ sau 39 năm nằm trên mảnh đất Tây nguyên này. Giây phút được nhìn thấy các anh trong chiếc bọc nhỏ là những giây phút thiêng liêng nhất khi gia đình và đồng đội sau 39 năm mong mỏi đợi chờ.Tất cả mọi người đều lặng đi mắt ngấn lệ.
Các anh được gia đình và người thân, đồng đội, bạn bè, bà con chòm xóm các cơ quan ban ngành đoàn thể chính quyền địa phương tổ chức đầy đủ nghi lễ trang nghiêm nhất đón hai anh về yên nghỉ trên quê mẹ tại nghĩa trang Xuân Áng – Hạ Hòa – Phú Thọ