CẢM NHẬN VỀ : " KÝ ỨC MỘT THỜI VỚI TÂY NGUYÊN "
Đào Ngọc Phúc. TP-Hòa Bình
Cuốn " Ký ức một thời với Tây Nguyên " của ban liên lạc mặt trận Tây Nguyên B3 - Quân đoàn 3 cho ra đời đúng vào dịp kỷ niệm 51 năm ngày thành lập Mặt trận tây nguyên, 40 năm ngày thành lập Quân đoàn 3 ( 26/3/1975-26/3/2015), 25 năm thành lập ban liên lạc mặt trận Tây Nguyên. Trong không khí chuẩn bị đón mừng Xuân mới, ngồi đọc cuốn sách đã gợi lại bao kỷ niệm của những người lính đã trải qua chiến tranh ác liệt, nhớ đến những trận đánh đầy máu và nước mắt sảy ra đúng vào những dịp Tết trên chiến trường.
              40 năm qua đã có bao thay đổi, giờ đây những cựu chiến binh ngày ấy mới có thời gian nhớ lại, những năm tháng, lớp lớp các chiến sỹ trẻ đã bổ sung vào chiến trường Tây Nguyên góp công vào những chiến thắng Pleime, Sa Thày, Đắk  siêng, Ngọc Bờ Biêng, Ngọc Tô Ba , Ngọc Rinh Rua, Đắk Pét , Plây Cần, Đắk Tô, Tân Cảnh, điểm cao 601 , Đức Lập , Núi Lửa v v.... Đặc biệt chiến dịch Tây Nguyên và trận then chốt giải phóng Buôn Ma Thuột tháng 3 năm 1975 đã tạo bước ngoặt lịch sử, làm rung chuyển toàn miền Nam lúc bất giờ. Tạo điều kiện để quân và dân ta mở chiến dịch Hồ Chí Minh lịch sử, tiến tới giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước vào ngày 30/4/1975.
Cuốn “ KÝ ỨC MỘT THỜI VỚI TÂY NGUYÊN”  là những mẩu chuyện, những ký ức của những người lính trong cuộc chiến, và chỉ có những người lính trong cuộc mới có thể nói lên hết những gian khổ và sự hy sinh trong chiến tranh.  Đọc cuốn "Ký ức một thời với Tây Nguyên " chúng ta thấy những tấm gương tiêu biểu, mưu trí anh dũng trong chiến đấu. Cụ thể như chuyện "SỬ CỐI "  ở C13 - E66 của Nguyễn quang Thanh , (anh Sử đã dùng súng cối 82 mm để bắn rơi máy bay , chuyện một mình, một ngày bắn rơi 2 máy bay, của anh Tạ Hữu Sản C12 - E28 , chuyện C15 - E66 đã dùng bao cát treo vào nòng  pháo để tiếp tục chiến đấu, rồi thì chuyện dùng pháo của địch để đánh địch, hay chuyện pháo mất kính ngắm vẫn mang đi chiến đấu trong bài  viết của anh Đào Ngọc Phúc, hay cũng như chuyện  làm thế nào mà những chiếc xe tăng, những khẩu pháo 105 mm to nặng thế mà có mặt ở Tây Nguyên kịp thời góp công vào những chiến thắng, ôn lại những kỷ niệm còn rất nhiều "rất nhiều " những tấm gương tiêu biểu, chiến đấu dũng cảm. Hơn ai hết chúng ta luôn nhớ tới đồng đội, những anh hùng liệt sỹ, những anh em đã để lại một phần xương máu ở chiến trường.
            Xem xong cuốn " Ký ức một thời với Tây Nguyên " chúng tôi rất  tự hào mình là lính Tây Nguyên.
Xin chân thành cảm ơn Ban liên lạc B3  - QĐ3 Tây Nguyên, Ban biên tập cuốn sách, các tác giả bài viết, nhà xuất bản quân đội nhân dân .
Rất mong Ban liên lạc cùng toàn thể cán bộ chiến sỹ B3 Tây nguyên, viết tiếp những kỷ niệm để con cháu chúng ta biết đó mà noi theo, hy vọng các tập hồi ức tiếp theo có thể ra mắt bạn đọc vào dịp 30/4/2015.